Tôi lập tức lên chương trình. Tranh thủ lúc hai mẹ con rỗi rãi, tôi dạy con cầm kim khâu vá những chỗ sứt chỉ, đứt cúc. Nhìn những đường chỉ dài ngoằng, không thẳng, con gái tôi nản.
Tôi động viên mãi cháu mới tập tiếp. Mấy ngày sau, cháu đã biết khâu đột. Được khen, cháu hào hứng hẳn lên. Đến kỳ nghỉ hè, tôi quyết định cho con tham gia Câu lạc bộ nữ công gia chánh của Nhà văn hóa thiếu nhi quận.
Vốn khéo tay, lại được các cô dạy dỗ bài bản và thực hành hàng ngày, nên con tôi đi học rất chăm chỉ, luôn được giáo viên khen ngợi. Dù kinh tế còn khó khăn, nhưng tôi luôn cho con đầy đủ tiền để góp mua đồ thực hành.
Vốn khéo tay, lại được các cô dạy dỗ bài bản và thực hành hàng ngày, nên con tôi đi học rất chăm chỉ, luôn được giáo viên khen ngợi. Dù kinh tế còn khó khăn, nhưng tôi luôn cho con đầy đủ tiền để góp mua đồ thực hành.
Cứ đến hè, tôi lại cho con tiếp tục học nữ công gia chánh. Ảnh minh họa: Internet
Ở nhà, ngày chủ nhật, tôi động viên con nấu những món đã học để cả nhà thưởng thức. Một buổi chiều muộn đi dạy về, tôi thật bất ngờ khi con làm món sườn nấu đậu. Dù chỉ có đậu là chính, nhưng đó là một trong những bữa cơm ngon và hạnh phúc nhất của gia đình tôi.
Có hôm vừa đi học về, cháu đã rối rít khoe: “Mẹ ơi, hôm nay con biết may bằng máy khâu rồi đấy!”.
Từ đó, cứ đến hè, tôi lại cho con tiếp tục học nữ công gia chánh. Từ cô bé nhút nhát, con gái tôi đã bạo dạn hẳn lên, lại biết khâu vá, thêu thùa, nấu ăn.
Vì thế, khi lên lớp 9, học môn kỹ thuật ở Trung tâm hướng nghiệp, cháu luôn được điểm cao.
Thấy con có năng khiếu, vợ chồng tôi vay mượn mua chiếc máy khâu để con thỏa sức sáng tạo. Nghỉ hè, con tôi say sưa tập đêm ngày và rồi, cháu đã nhận may gia công, góp thêm thu nhập cho gia đình.
Tôi càng thấm thía lời dạy của cổ nhân: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” và thấy mình đã đúng khi cho con gái học nữ công gia chánh.