Để nuôi và chăm con tự kỷ không còn là gánh nặng oằn vai

PV
14/04/2020 - 19:03
Để nuôi và chăm con tự kỷ không còn là gánh nặng oằn vai
Câu chuyện của mẹ con chị L.T.N là minh chứng cho thực tế yêu con không thôi chưa đủ, hãy đi cùng con trong những thời điểm quan trọng nhất để cơ hội hòa nhập và phát triển của con được rộng mở.

Từ chấp nhận khó khăn…

Chị L.T.N là mẹ đơn thân ở Quảng Nam. Con chị sinh ra rất ốm yếu, thường xuyên ra vào viện. Thương con thiếu vắng bố, chị rất quấn con nhưng bà ngoại kiên quyết tách chị ra khỏi con vì bà nghĩ  gần gũi nhiều quá khiến con quấn mẹ và như vậy "mẹ con chỉ có ở nhà ôm nhau chứ mẹ không đi làm kiếm tiền gì được". Vậy là chị gửi con cho bà ngoại trông để có thời gian đi làm kiếm tiền.

Chị kể: "Tôi phát hiện ra dấu hiệu khác thường của con mình lúc cháu được 18 tháng tuổi và bắt đầu đi mẫu giáo. Tôi mang con đi thăm khám khắp nơi, từ bệnh viện tâm thần và bệnh viện sản nhi Quảng Nam, đến các chuyên gia ở Đà Nẵngvà được bác sỹ thông báo con cần theo dõi vì có dấu hiệu tự kỷ. 

Khi ấy, tôi dằn vặt bản thân vì cho rằng mình đã không sát sao, gần gũi con khiến con sinh "tự kỷ"rồi tôi rơi vào trầm cảm, khủng hoảng nghiêm trọng. Thậm chí tôi đã từng nghĩ đến cái chết để giải thoát cho hai mẹ con. 

Để nuôi và chăm con tự kỷ không còn là gánh nặng oằn vai - Ảnh 1.

Chấp nhận con mình mắc chứng tự kỷ là một điều khó khăn (Ảnh minh hoạ)

Nhưng rồi tình yêu với con đã vực tôi dậy. Tôi quyết định cho con theo học ở một Trung tâm can thiệp tại Đà Nẵng. Hàng ngày, sáng tôi đưa con đi rồi quay về mở cửa hàng thuốc, chiều lại đóng cửa hàng sớm rồi vào Đà Nẵng đón con về, quãng đường cả đi lẫn về gần 200km".

Chị L.T.N gặp khó khăn khi chính mẹ ruột phản đối việc chị mang con đi can thiệp với lý do bệnh của bé không chữa được, chị đưa bé đi học xa vừa tốn kém, vừa không có thời gian kiếm tiền nuôi gia đình. Không còn bà ngoại hỗ trợ, chị Ngọc lại càng vất vả hơn, nhưng chị chia sẻ: "Tôi luôn tin rằng mình đã làm đúng. Tôi muốn bù đắp lại quãng thời gian thiếu hụt không ở bên con và chăm sóc bé đầy đủ, tôi muốn con tiến bộ". 

… Đến hành trình đi tìm kiến thức

Chị L.T.N kể: "Tôi đã tham gia nhiều khóa học và tốn khá nhiều tiền để học cách đồng hành cùng con. May mắn trong hành trình đó tôi biết đến chương trình A365. Tôi được hướng dẫn gần gũi với con bằng cách tham gia các hoạt động hàng ngày cùng con. Các chuyên gia giúp tôi có niềm tin vững chắc rằng mình có thể giúp được con.Tôi áp dụng các bài được học và mừng rơi nước măt khi đã kéo được con tham gia hầu như tất cả các hoạt động thường ngày cùng mình. Khi hai mẹ con cùng nhau nấu ăn, con có thể bóc tỏi giúp tôi. Khi cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, con sẽ quét nhà và cất đồ chơi vào đúng chỗ. Mỗi khi mẹ đi lấy hàng về, hai mẹ con cùng nhau phân loại và sắp xếp các loại thuốc vào đúng vị trí trong tủ". 

Hành trình của mẹ con chị vẫn còn rất gian nan nhưng mỗi ngày con có một tiến bộ, giúp chị vững tin vào hướng đi đúng đắn của mình. Điều quan trọng nhất là dù vẫn còn nhiều vất vả, khó khăn, nhưng chị không còn ý nghĩ con là gánh nặng của mình nữa  mà thay vào đó, chị nhìn thấy con đường tươi sáng hơn ở phía trước, nơi chị có thể đồng hành cùng con trong cuộc đời này.

Giải pháp đồng hành

Theo giáo sư Cheryl Dissanayake - Đại học La Trobe (Australia), phát hiện sớm và chẩn đoán sớm cực kỳ quan trọng vì nó cho phép tiếp cận can thiệp từ rất sớm, thúc đẩy các kết quả phát triển tích cực ở trẻ nhỏ mắc chứng tự kỷ. Vì thế, việc sàng lọc nên được thực hiện khi trẻ 12 tháng. Theo giáo sư Cheryl Dissanayake, sàng lọc có 2 cấp độ. Cấp độ 1 nhắm đến tất cả trẻ em khi thăm khám sức khỏe định kỳ với mục đích xác định trẻ có dấu hiệu cần quan tâm về phát triển hoặc tự kỷ hay không. Cấp độ 2 áp dụng với trẻ đã có "dấu hiệu" có nguy cơ cao trên cơ sở của sàng lọc cấp 1. 

Để hỗ trợ cha mẹ đồng hành cùng sự phát triển của trẻ tự kỷ bằng các phương pháp khoa học, được kiểm chứng bởi giới chuyên gia và cơ quan chức năng là Bệnh viện Nhi trung Ương, dự án A365 – chăm sóc thông minh cho trẻ đã thiết kế bộ công cụ hữu ích giúp theo dõi, sàng lọc, phát hiện trẻ tự kỷ, trẻ rối loạn phát triển từ sớm. Đó là bảng hỏi MCHAT-R là bộ câu hỏi quy chuẩn được hiệp hội nhi khoa Mỹ khuyên dùng để theo dõi sự phát triển của trẻ và đánh giá sàng lọc tự kỷ qua các mốc thời gian nhất định. 

Để nuôi và chăm con tự kỷ không còn là gánh nặng oằn vai - Ảnh 3.

A365 cũng cung cấp cho các gia đình có con nhỏ bộ công cụ theo dõi phát triển toàn diện cho mọi trẻ em từ 01 đến 66 tháng tuổi - ASQ-3 miễn phí trên website https://a365.vn/theo-doi-phat-trien. Website a365.vn còn cung cấp nhiều nội dung hữu ích, giúp cha mẹ cải thiện các giải pháp chăm sóc con hiệu quả để cha mẹ yên tâm, kiên trì đồng hành đúng cách cùng trẻ tự kỷ. 


7 dấu hiệu của con không thể bỏ qua

- Chưa biết cười lớn hoặc thể hiện vui mừng khi 6 tháng tuổi.

- Chưa biết đáp ứng qua lại với lời nói, âm thanh, cười hoặc những biểu cảm khác trên khuôn mặt khi 9 tháng.

- Chưa biết bập bẹ khi 12 tháng.

- Chưa biết sử dụng các điệu bộ như chỉ, cho xem, với, vẫy tay khi 12 tháng.

- Chưa phát âm được từ nào lúc 16 tháng.

- Chưa biết nói (kể cả nhại lại, bắt chước) cụm hai từ lúc 24 tháng.

- Bị giảm bớt khả năng nói, bập bẹ hoặc kỹ năng xã hội ở bất cứ lứa tuổi nào.


5 ghi nhớ bố mẹ giúp con tốt nhất

1. Thực hiện sàng lọc về phát triển và hành vi của trẻ lúc trẻ: 9, 18, 24 tháng hoặc 30 tháng và sàng lọc về tự kỷ lúc trẻ 18 và 24 tháng.

2. Xác định rõ vấn đề con đang gặp phải.

3. Hiểu những đặc điểm riêng của con, tập trung vào điểm tích cực để xây dựng chương trình can thiệp khoa học cho con.

4. Sử dụng các chiến lược can thiệp phù hợp với con, dưới sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn.

5. Yêu thương và kiên trì đồng hành cùng con trong suốt chặng đường cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm