Điều cần biết về đục thủy tinh thể ở trẻ em

Nắng Mai
11/09/2020 - 21:17
Điều cần biết về đục thủy tinh thể ở trẻ em
Nhiều người cho rằng, đục thủy tinh thể chỉ gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, trẻ em vẫn có thể mắc phải căn bệnh này.

Nguyên nhân

Đục thủy tinh thể ở trẻ em xảy ra chủ yếu do bẩm sinh. Đục thủy tinh thể ở trẻ em còn do nhiều nguyên nhân khác có thể xảy ra như:

- Các di truyền gây đục thủy tinh thể ở trẻ em.

- Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng.

- Khi trẻ gặp các vấn đề về chuyển hóa.

- Trẻ bị đái tháo đường.

- Trẻ gặp chấn thương, trẻ bị viêm.

- Gặp phải các phản ứng thuốc.

Tình trạng đục thủy tinh thể ở trẻ em, trẻ sơ sinh còn xảy ra khi người mẹ mang thai mắc các bệnh nhiễm trùng như bệnh sởi, Rubella, thủy đậu, Cytomegalovirus (CMV), Herpes simplex, Herpes zona, có thể gây bệnh bại liệt trẻ em, bệnh cúm, bệnh do virus Epstein-Barr, giang mai và Toxoplasmosis đều có thể khiến trẻ sơ sinh bị đục thủy tinh thể.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thực tế đối với tình trạng đục thủy tinh thể ở trẻ em bẩm sinh có tới 33% trẻ bị bỏ sót trong lúc mới đẻ. Trong khi đó đục thủy tinh thể do di truyền và một số các dạng khác, các bất thường cũng có thể xảy ra trong sự tạo ra các protein cần thiết để duy trì sự trong suốt của thủy tinh thể ở trẻ em.

Phát hiện sớm

Các triệu chứng trẻ bị đục thủy tinh thể gồm:

- Trẻ thường quờ quạng.

- Trường hợp xảy ra đối với trẻ lớn hơn có thể đo thị lực để xác định mức độ mờ mắt ở trẻ.

- Thị lực của trẻ giảm tỷ lệ thuận với mức độ đục thủy tinh thể càng nặng.

- Trẻ bị lóa mắt, đục thủy tinh thể thường bắt đầu gây lóa mắt, gây khó chịu cho người bị bệnh. Do đó, sự khó chịu này đặc biệt xảy ra ở hình thái đục thủy tinh thể dưới bao sau.

- Tình trạng mắt có thể nhìn gần tốt hơn so với trường đó, nếu mắt bị đục thủy tinh thể ở trẻ em ban đầu có xu hướng cận thị hóa, vì vậy khả năng nhìn gần của mắt tốt lên.

- Trẻ gặp phải tình trạng lác mắt. Lác mắt là một trong các lý do khiến trẻ được phụ huynh đưa đi khám bệnh. Nguyên nhân gây ra tình trạng lác mắt có thể do đục thủy tinh thể, mờ mắt, mắt bị nhược thị và lác.

Do đó, nếu có các biểu hiện bất thường trên ở trẻ thì phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để xác định, chuẩn đoán và làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân, các xét nghiệm chẩn bị cho cuộc mổ và các xét nghiệm đánh giá chức năng của mắt như đo thị lực, nhãn áp, điện võng mạc hay thực hiện siêu âm mắt.

Lời khuyên của chuyên gia

Thực tế, đối với phẫu thuật lấy thủy tinh thể đục và thay thủy tinh thể nhân tạo được xem là các phẫu thuật thông thường và có kết quả tốt. Vì vậy, nếu có tiền sử gia đình về rối loạn di truyền cũng có thể gây đục thủy tinh thể, vì vậy nên tư vấn chuyên gia về di truyền.

Ngoài ra, sau khi mổ, trẻ cần được khám và thực hiện theo dõi định kỳ. Nếu xuất hiện dấu hiệu nhược thị cần nhận điều trị kịp thời bằng cách bịt mắt lành để mắt nhược thị được tập luyện. Đối với một số trường hợp, phương pháp điều trị sẽ đem lại kết quả tốt nếu bệnh nhân nhận được điều trị từ sớm và kiên trì cùng với sự phối hợp của gia đình.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm