Luật không cấm nhưng…
Trưa 22/8/2017, 9 chiếc ôtô đậu trước quán nhậu Lộc Phát trên đường Thành Thái (phường 15, quận 10, TPHCM) bị một thanh niên dùng thanh gỗ, tuôcnơvit đập và viết chữ lên nắp capô xe. Phát hiện vụ việc, các chủ ôtô gọi điện báo công an.
Hàng chục cảnh sát được huy động đến hiện trường để vãn hồi trật tự. Các chủ ôtô “gặp nạn” nói trên cho biết họ là thành viên taxi Grabcar tập trung đến một nhà hàng cũng trên con đường này (cách hiện trường khoảng 50m) để liên hoan.
Trước đó, ngày 2/7, mạng xã hội lan truyền clip một người đàn ông sống trên phố Trúc Khê (phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) dùng vật rắn đập vỡ kính chắn gió, gãy gương chiếu hậu của một ôtô đang đậu trên phố. Khổ chủ là một doanh nhân Nhật Bản lặng lẽ điều khiển xe rời khỏi hiện trường.
Cũng từng có chuyện một người phụ nữ chạy chiếc xe màu trắng dừng trước một căn nhà mặt tiền để vào công ty trong ngõ hẻm làm việc, đến khi ra thì thấy chiếc xe bị xịt sơn đỏ loang lổ, trong những vệt sơn nổi lên dòng chữ “Ngu”! Chị chỉ biết “ngậm bồ hòn làm ngọt”, lẳng lặng chạy xe đi khỏi “hiện trường”.
Chuyện những chiếc xe “vô ý” đậu trước các cửa hàng, nơi buôn bán bị đập phá, bôi bẩn, chủ nhân bị mắng nhiếc, chửi bới vẫn diễn ra khá phổ biến.
Mặc dù những “khổ chủ” cho biết nơi họ dừng đỗ xe không hề có biển cấm đỗ nhưng “chủ nhân” của những cửa hàng, quán xá có “mặt tiền” thuộc đoạn vỉa hè ấy lại mặc nhiên coi đó là nơi không được dừng đỗ xe, vì như vậy là che mất “mặt tiền” của họ, làm ảnh hưởng đến việc buôn bán.
Vì thế, họ sẵn sàng “phản ứng mạnh” đối với những trường hợp dừng đỗ xe trước cửa hàng, quán xá của họ.
Mặc dù những “khổ chủ” cho biết nơi họ dừng đỗ xe không hề có biển cấm đỗ nhưng “chủ nhân” của những cửa hàng, quán xá có “mặt tiền” thuộc đoạn vỉa hè ấy lại mặc nhiên coi đó là nơi không được dừng đỗ xe, vì như vậy là che mất “mặt tiền” của họ, làm ảnh hưởng đến việc buôn bán.
Vì thế, họ sẵn sàng “phản ứng mạnh” đối với những trường hợp dừng đỗ xe trước cửa hàng, quán xá của họ.
Về luật, những nơi không có biển cấm dừng đỗ xe và không cản trở lối ra vào, thì mọi phương tiện có quyền dừng đỗ, bất kể nơi đó là “mặt tiền” của cửa hàng, quán xá. Nhưng có vẻ như về “lệ” thì… không được.
“Luật” đôi khi không bằng… “lệ”
Luật Giao thông quy định những nơi không có biển cấm đậu xe thì xe được dừng đậu thoải mái. Giới chức ngành Giao thông một số thành phố lớn cũng thừa nhận rằng, hiện không có quy định cụ thể các vấn đề liên quan tới hành vi đậu xe trước nhà dân – kể cả những nhà được sử dụng làm cửa hàng, quán xá để buôn bán, làm ăn.
Vì thế, không có căn cứ để xử phạt những chiếc xe đậu ở nơi đó, một khi không có biển cấm dừng đỗ.
Và nếu nhìn nhận theo chiều hướng này, những người có hành vi chửi bới, xúc phạm người dừng, đỗ xe có thể bị khép tội “lăng mạ người khác”. Nếu có hành vi phá hủy xe cộ thì có thể bị khép tội “hủy hoại tài sản của công dân”.
Mặc dù vậy, việc xử lý theo đúng các quy định của luật lại không hề dễ dàng. Được biết, lực lượng thanh tra giao thông các địa phương khi thấy xe đậu trước các cửa hàng, quán xá đều có… nhắc nhở, mặc dù không xử phạt. Trong khi đó, nhiều tài xế, người lái xe ô tô cá nhân cho rằng, họ dừng đỗ xe ở lề đường nơi không có biển cấm đỗ là không sai, kể cả những nơi phía trong có quán xá, cửa hàng.
Tuy nhiên, họ vẫn cố gắng đậu xe ở những vị trí không ảnh hưởng nhiều đến việc buôn bán của các cửa hàng ở phía trong, như một cách giải quyết “dĩ hòa vi quý”, dù không phạm luật.
Tuy nhiên, họ vẫn cố gắng đậu xe ở những vị trí không ảnh hưởng nhiều đến việc buôn bán của các cửa hàng ở phía trong, như một cách giải quyết “dĩ hòa vi quý”, dù không phạm luật.
Thế nhưng, nhiều người vẫn không tránh khỏi bị chửi bới dù chỉ đậu một phần xe trước mặt tiền của một cửa hàng nào đó. Có những người phải tìm đến những bãi đậu xe có thu phí, hoặc muốn “tiện” hơn thì “đàm phán” trả một mức phí từ 20.000 – 50.000 đồng để được “yên thân”.
Tuy nhiên, chính việc các bên “tự thương lượng” như vậy phần nào cho thấy sự thiếu chặt chẽ của luật cũng như những hạn chế của quy hoạch đô thị. Thiết nghĩ, cần có những quy định để tránh những xung đột lợi ích như đã nêu trên.
Tuy nhiên, chính việc các bên “tự thương lượng” như vậy phần nào cho thấy sự thiếu chặt chẽ của luật cũng như những hạn chế của quy hoạch đô thị. Thiết nghĩ, cần có những quy định để tránh những xung đột lợi ích như đã nêu trên.