Đừng để sự hoàn hảo giết chết tình yêu

04/08/2015 - 20:31
Luôn cố sức đạt tới sự hoàn hảo trong một mối quan hệ sẽ không chỉ vắt kiệt sức lực, tâm trí của bạn mà còn khiến “một nửa” của bạn mệt mỏi không kém và dẫn tới rạn nứt tình cảm.

Mặt trái củachủ nghĩa cầu toàn

Trì hoãn: Hai tính cách đặc trưng của một người theo “chủ nghĩa hoàn hảo” có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ của người đó là xu hướng trì hoãn và có thái độ “được ăn cả ngã về không”. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới cảm giác tin cậy từ hai phía. Rất khó để đặt niềm tin vào những người mang 2 tính cách này, khi ấy ngươi ta sẽ không trông cậy vào người yêu của mình nữa mà chọn tin vào bản thân hơn. Đòi hỏi quá mức đi kèm với niềm tin bị đánh mất sẽ nảy sinh những ấm ức, bực bội và chỉ trích lẫn nhau.

Những tiêu chuẩn không tưởng: Nhiều người cầu toàn trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả tình yêu, đã công nhận, họ thường rất khắt khe với bản thân và có những tiêu chuẩn cực kỳ cao đến mức phi thực tế. Kết quả là sớm muộn gì sự tự tin của họ cũng bị sứt mẻ. Những người cầu toàn thường rất khép kín về mặt cảm xúc khi họ ở trong tâm trạng không tốt và che giấu cảm xúc là điều tối kị khi bạn ở trong một mối quan hệ tình cảm. Một kịch bản khác hay diễn ra là người cầu toàn luôn muốn kéo bạn đời hay người yêu của mình theo cùng những đòi hỏi như họ, đặt cả hai vào nguy cơ thất bại.

Một mối quan hệ có thể bị “chủ nghĩa hoàn hảo” phá vỡ theo nhiều cách. (Ảnh minh họa)

Suy nghĩ cứng nhắc: “Chủ nghĩa hoàn hảo” có thể phá vỡ một mối quan hệ theo nhiều cách. Ví dụ, người cầu toàn có xu hướng suy nghĩ rất rành rọt, chỉ có trắng và đen, không có mầu ghi. Một cô gái có thể nghĩ: “Hoặc là anh ấy yêu mình và làm những gì cần làm hoặc là anh ấy không làm những điều cần làm, tức là không yêu mình”. Còn nữa, những người cầu toàn coi biểu hiện của người khác như một lời chỉ dẫn cho giá trị của mình: “Nếu anh ấy yêu mình thì mình là cô gái tốt. Nếu anh ấy không yêu mình, mình hẳn không ra gì”. Rõ ràng điều này sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sự tự tin cá nhân và từ đó rạn nứt xuất hiện.

Thiếu khoan dung: Hai từ “quan hệ tình cảm” và “chủ nghĩa hoàn hảo” không bao giờ nên đứng cùng nhau! Tại sao ư? Vì nửa kia của bạn chắc chắn sẽ có lúc mắc sai lầm. Chỉnh đốn, nhắc nhở hay tệ hơn là chỉ trích họ không ngừng, bất kể là lỗi nhỏ hay to, chắc chắn sẽ dẫn đến cảm giác bị tổn thương. Hơn nữa, bạn đời hay người yêu của bạn có thể lúc nào cũng cảm thấy căng thẳng như đang đi trên bàn trông, mỗi bước đi đều phải rất cẩn thận, nếu không muốn bạn khó chịu hay... nổi đóa.

Cách khắc phục?

Xem lại bản thân: “Chủ nghĩa hoàn hảo” nếu để đi quá xa có thể tổn hại tới lòng tự tin của mỗi người và kéo cả mối quan hệ tình cảm quý giá xuống vực thẳm. Để tránh điều này, việc đặt ra những trông đợi thực tế và hợp lý với nửa kia của mình là rất quan trọng.

Tập trung vào những điều tích cực: Một cách để điều chỉnh những kỳ vọng của bản thân là hãy trân trọng người bạn đời hay người yêu của mình hơn và tập trung vào những điểm tốt đẹp ở họ. Hãy cảm thấy biết ơn vì được ở bên người mình yêu thay vì chê trách họ do những chuyện nhỏ nhặt.

Trao đổi nhiều hơn: “Chủ nghĩa cầu toàn” có thể “hút cạn” niềm vui trong bất kỳ mối quan hệ nào. Hãy giữ sự hân hoan và sự trân trọng, yêu thương và trao đổi với nhau nhiều hơn về nhu cầu đơn giản thường ngày.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm