Theo đó, bố mẹ bé Abrahim Hassan là người Jordan. Mẹ bé, bà Ibtisam Shaban mang đột biến ADN ti thể gây hội chứng Leigh, một rối loạn thần kinh, gây ức chế khả năng tinh thần và thể chất của trẻ ngay từ lúc được sinh ra và thường tử vong do suy hô hấp khi trẻ được khoảng 3 tuổi.
Trước khi mang thai bé Abrahim Hassan, bà Shaban đã 2 lần sảy thai và 2 lần sinh con nhưng bé đầu tiên đã qua đời khi được 6 tuổi và bé thứ 2 vừa tròn 8 tháng cũng không thể sống được do bị chứng bệnh này.
Trong suốt 20 năm qua, vợ chồng bà Ibtisam Shaban đã tìm mọi cách để có 1 đứa con khỏe mạnh. Gần đây, họ tìm đến ông John Zhang và nhóm của ông tại Trung tâm Sinh sản Hi vọng mới tại New York (Mỹ). Nhóm này đã phát triển kỹ thuật mới phù hợp với tín ngưỡng của đôi vợ chồng là sinh con nhưng không can thiệp vào phôi thai.
Trước khi mang thai bé Abrahim Hassan, bà Shaban đã 2 lần sảy thai và 2 lần sinh con nhưng bé đầu tiên đã qua đời khi được 6 tuổi và bé thứ 2 vừa tròn 8 tháng cũng không thể sống được do bị chứng bệnh này.
Trong suốt 20 năm qua, vợ chồng bà Ibtisam Shaban đã tìm mọi cách để có 1 đứa con khỏe mạnh. Gần đây, họ tìm đến ông John Zhang và nhóm của ông tại Trung tâm Sinh sản Hi vọng mới tại New York (Mỹ). Nhóm này đã phát triển kỹ thuật mới phù hợp với tín ngưỡng của đôi vợ chồng là sinh con nhưng không can thiệp vào phôi thai.
Theo đó, họ áp dụng phương pháp được gọi là truyền nhân non, trao đổi nhân của hai trứng, khi trứng người mẹ và người hiến tặng đã được thụ tinh, sau đó loại bỏ nhân trứng của người hiến tặng và thay bằng nhân của bố mẹ, tiếp đến trứng được thụ tinh với tinh trùng của người cha. Phôi kết hợp này sau đó được cấy vào bà Shaban và bé Abrahim đã ra đời vào tháng 4/2016 vừa qua.
Bé Abrahim Hassan trở thành bé đầu tiên trên thế giới được sinh ra bởi "3 bố mẹ" |
“Kỹ thuật này không được chấp nhận ở Mỹ, vì vậy chúng tôi đã tới Mexico để thực hiện. Chúng tôi đã lựa chọn đúng, vì cứu người là hành động đạo đức đáng làm”, ông John Zhang cho biết.
Ngay sau khi thông tin này được đưa ra, cộng đồng khoa học đã có nhiều phản ứng tích cực. “Đây là một tin vui. Kỹ thuật này là một cuộc cách mạng”, Dusko Ilic, thuộc Đại học Hoàng gia London, Anh, nói. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến chỉ trích, bởi kỹ thuật này có thể mở đường cho những “đứa trẻ theo đơn đặt hàng”.
Dù vậy, sự ra đời của em bé đầu tiên trên thế giới bằng phương pháp này được xem là bước đột phá, các nhà khoa học dự kiến sẽ báo cáo cụ thể về kỹ thuật này vào tháng 10 tới.