Theo Trung tâm dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương, từ 7h đến 10h sáng 22/1, nền nhiệt ở Bắc Bộ khoảng 16-19 độ C, sau đó giảm dần và chuyển rét. Không khí lạnh có thể kéo theo nền nhiệt ở Hà Nội xuống thấp nhất 6 độ C, Sa Pa có thể xuống đến âm 6 độ C kèm theo băng tuyết.
Ông Vũ Anh Tuấn – Trưởng phòng Dự báo khí tượng hạn ngắn (Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương) khẳng định trên báo chí: “Chúng tôi xác định đây là đợt lạnh kỷ lục kể từ đầu mùa đông năm nay. Mọi diễn biến của không khí lạnh đang được theo dõi sát sao".
Ông Vũ Anh Tuấn – Trưởng phòng Dự báo khí tượng hạn ngắn (Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương) khẳng định trên báo chí: “Chúng tôi xác định đây là đợt lạnh kỷ lục kể từ đầu mùa đông năm nay. Mọi diễn biến của không khí lạnh đang được theo dõi sát sao".
Sang ngày 23/1, không khí lạnh tiếp tục dồn mạnh xuống, Bắc Bộ rét 13 độ C, vùng núi còn dưới 7 độ C. Trong đó, khu vực núi cao như Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sa Pa (Lào Cai) có thể xuống âm 6 độ C, kèm theo những cơn mưa nên khả năng sẽ có hiện tượng băng giá cũng như mưa tuyết.
Băng giá và mưa tuyết có thể tiếp tục xuất hiện trong hai ngày tiếp theo 24-25/1. Nền nhiệt đêm và sáng ở đồng bằng có thể xuống dưới 10 độ C. Tại Hà Nội, rét nhất là ngày 26/1, dự báo nhiệt độ trong ngày chỉ 6-8 độ C.
Băng giá xuất hiện vào đợt rét ngày 17/12/2015 tại Lào Cai
Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với dòng xiết gió Tây trên cao nên ở Bắc bộ có mưa nhiều nơi. Tại miền Trung, không khí lạnh tràn đến vào chiều tối mai gây mưa dọc các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Ngày 23/1, từ Thanh Hóa đến Huế sẽ có mưa, có nơi mưa to và dông, sau đó lan sang Bình Định. Khu vực này cũng xuất hiện rét đậm rét hại.
Thời tiết trở lạnh đang là chủ đề nóng được bàn tán trên mạng xã hội. Trong khi cư dân mạng tại khu vực miền Bắc tỏ ra lo ngại đến sức khỏe cũng như việc đi lại trong những ngày rét mướt, thì nhiều người dùng mạng tại TP. HCM lại ao ước: "Làm ơn cho TP.HCM một chút lạnh, nóng sắp chảy mỡ luôn rồi" - là ý kiến của tài khoản Fish Fish.
Đáp lại lời bình luận này, facebooker Nguyễn Văn Phúc viết: "Cái lạnh ở ngoài này thường là nhiệt độ thấp, rét buốt, gió mạnh, độ ẩm cao kèm mưa, đó là một thứ rét kinh khủng khiếp, không hề thích tí nào đâu các bạn Sài Gòn ơi".
Người Hà Nội co ro trong cái lạnh. Ảnh: NLĐ
Rất nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại cho cuộc sống của các dân tộc miền núi phía Bắc. Thu Ha Nong lo lắng: "Rét thế này thì trẻ em vùng cao phải chống rét thế nào đây" hay Tâm Nguyễn tâm sự: "Em thích tuyết. Nhưng cầu là tuyết đừng rơi. Khổ đồng bào vùng sâu xa, dân nghèo và trẻ nhỏ lắm!".
Tài khoản Vuthithuyhang lại mong: "Ước gì ở Hà Nội cũng có tuyết thì thích nhỉ". Ngay lập tức, ý kiến của Vuthithuyhang bị cộng đồng mạng phản đối. Facebooker Tsukiviet phản hồi: "Hà Nội mà có tuyết thì thành thảm họa bạn ạ, cây cối dây điện nhiều, tuyết rơi nhiều nặng cây, nặng cột điện chỉ có đứt và đổ.
Tài khoản Vuthithuyhang lại mong: "Ước gì ở Hà Nội cũng có tuyết thì thích nhỉ". Ngay lập tức, ý kiến của Vuthithuyhang bị cộng đồng mạng phản đối. Facebooker Tsukiviet phản hồi: "Hà Nội mà có tuyết thì thành thảm họa bạn ạ, cây cối dây điện nhiều, tuyết rơi nhiều nặng cây, nặng cột điện chỉ có đứt và đổ.
Đường xá trơn trượt thì cả ngàn vụ tai nan chứ đùa. Cái nữa, dân mình chưa biết cách phản ứng các thảm họa do tuyết gây ra. Đẹp thì để ngắm thôi chứ nó xảy ra thật thì nguy hiểm còn hơn bão lớn".
Đồng quan điểm này, facebooker Cừu Uchi viết: "Ở nước ngoài họ lạnh và có tuyết từ xưa rồi, có hệ thống sưởi và nhiều cách để khắc phục phiền toái khi có tuyết, kết cấu nhà cửa cũng đảm bảo. Chứ Sapa mấy lần có tuyết, nước trong đường ống đông đá hết, người dân và người kinh doanh không có nước mà dùng, tuyết rơi dày, rơi lâu, cơ sở hạ tầng của Việt Nam chịu sao nổi".
Tuy nhiên, cũng có ý kiến lạc quan cho rằng: "Nhưng năm nay, mùa đông Hà Nội mưa rất nhiều, mà khi đã mưa thì không có chuyện hanh. Năm nay mình chưa phải bôi kem nẻ lúc nào" - là ý kiến của TH_Truehappiness