Trong bối cảnh một thị trường phát triển không ngừng, ngành bán lẻ tại Việt Nam đang trải qua nhiều thay đổi, với sự xuất hiện của một loạt các kênh mua sắm mới, nhiều hơn so với một thập niên trước. Tuy nhiên, ngành bán lẻ tại Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng, với dự kiến tăng hơn 10% trong năm 2018.
Trong khi kênh truyền thống chiếm khoảng ba phần tư tổng doanh thu, các kênh hiện đại vẫn tiếp tục tăng trưởng trong những năm gần đây. Người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu có xu hướng mua sắm các sản phẩm mang tính tiện lợi hơn. Đặc biệt ở các vùng đô thị, những cửa hàng tiện lợi như VinMart , Circle K hoặc FamilyMart đã trở nên phổ biến hơn.
Vì vậy, tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng được xem như chìa khóa cho một chiến lược bán lẻ thành công. Các nghiên cứu cho thấy, gần 70% quyết định của người mua sắm trên toàn cầu được hình thành trong cửa hàngvà 20% người mua sắm có những quyết định mua hàng ngẫu nhiên và không định trước. Trong đó có 28% số lượng sản phẩm mà chỉ khi đến cửa hàng người mua hàng mới quyết định nhãn hàng nào nên mua. Thêm vào đó, gần 25% người tiêu dùng nhận thấy rằng những sản phẩm mà họ đã mua ngoài kế hoạch là do bị ảnh hưởng bởi việc trưng bày trên quầy kệ. Cuối cùng, cứ 10 người mua sắm sẽ có 1 người chuyển sang sản phẩm của một nhãn hàng khác tại cửa hàng.
Field marketing – công thức bí mật để tăng doanh số và thị phần
Để tăng thị phần trong môi trường thách thức này, các nhãn hàng của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) có thể lựa chọn tung ra sản phẩm mới hoặc mở rộng sang nhiều cửa hàng và kênh trực tuyến. Tuy nhiên, những hoạt động này đòi hỏi một quá trình nghiên cứu, phát triển và đầu tư tiếp thị đáng kể, trong khi không gian ở các quầy kệ siêu thị thường bị giới hạn. Mặc cho sự phổ biến nhanh chóng của các kênh thương mại điện tử, hầu hết doanh thu của FMCG vẫn được thu về qua các điểm bán hàng ngoại tuyến.
Cho nên, điều cực kì cấp thiết là tối ưu hóa hoạt động cung ứng của những sản phẩm hiện hữu tại những không gian bán lẻ và để tối đa hóa sự hiện diện và dễ dàng nhìn thấy ở tất cả các cơ hội bán hàng. Đội ngũ field marketing đóng vai trò mật thiết trong việc hỗ trợ tổ chức cho các nhãn hàng FMCG và nhà bán lẻ để giúp hai bên bảo đảm một nguồn cung ứng sản phẩm tối ưu cho người mua sắm.
Hoạt động field marketing dựa trên ba yếu tố cốt lõi bao gồm các hoạt động thực hiện trực tiếp tại cửa hàng, áp dụng công nghệ và thực hiện báo cáo cũng như kích hoạt thương hiệu, để biến người tham quan mua sắm thành người mua hàng và cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng doanh thu
DKSH Smollan là một trong những nhà cung cấp dịch vụ field marketing lớn nhất ở Châu Á với hơn 4.200 nhân viên, bao gồm 65.000 cửa hàng ở 10 quốc gia. Tại Việt Nam, có khoảng 500 nhân viên field marketing đang cùng DKSH Smollan phục vụ khoảng 30.000 cửa hàng bán lẻ.
Công nghệ - yếu tố quan trọng cho các hoạt động field marketing
Công nghệ Smollan Mobile là yếu tố quan trọng trong các hoạt động field marketing của DKSH, nhằm tận dụng công nghệ để tổng hợp các dữ liệu quan trọng về doanh số tại cửa hàng cho các sản phẩm của đối tác. Các nhân viên field marketing được trang bị ứng dụng này trên thiết bị điện thoại thông minh để sử dụng trong cả cửa hàng thương mại hiện đại lẫn truyền thống. Thông tin ghi nhận lại được sử dụng bởi bộ phận kinh doanh và quản lý nhãn hàng của đối tác DKSH Smollan để tối ưu hóa tăng trưởng cho đối tác.