Chia sẻ với MailOnline Travel, bà Zoe cho biết bà chưa bao giờ cảm thấy cô đơn trong suốt thời gian qua. Bà chỉ cần một cuốn sổ để có thể ghi chép và ống nhòm để quan sát khoảng 400 con ngựa hoang, 300.000 hải cẩu xám và 350 loài chim trên hòn đảo này, vậy là đủ.
Được biết, bà Zoe đã ghé thăm đảo Sable lần đầu tiên vào năm 1971.
Để lên đảo, người đi chỉ có thể di chuyền bằng thuyền nhỏ hoặc máy bay vì nơi đây vẫn luôn ẩn chứa những mối nguy tiềm tàng cho các chuyến hàng vận tải biển với hơn 300 xác tàu đắm, cũng chính bởi vậy mà nó còn có biệt danh là “nghĩa địa của Đại Tây Dương”. Tại đây, sương mù luôn bao phủ khoảng 125 ngày mỗi năm.
Bỏ qua những mối nguy trên, bà Zoe vẫn muốn được gắn bó với mảnh đất này ngay từ lần đấu đặt chân đến.
Ban đầu, bà sống trong một tòa nhà cũ của trạm cứu hộ bị bỏ hoang và đồ dùng sinh hoạt được vận chuyển đến đây hàng tuần. Tuy nhiên, hiện nay bà đã chuyển đến sống trong một căn nhà gỗ trên cồn cát.
Greg Stroud, người phụ trách quản lý quyền truy cập đảo chia sẻ: “Zoe là một người phụ nữ tuyệt vời. Bà ấy đã cống hiến cuộc đời của mình cho đảo Sable. Bà ấy đôi khi có trở lại căn cứ ở đất liền Halifax, nhưng đây mới thực sự là ngôi nhà của bà ấy. Zoe là một người rất riêng tư nên không có gì đáng ngạc nhiên khi bà ấy dành nhiều thời gian ở đây một mình”.
Stroud cho biết cuộc sống trên đảo cũng không phải là quá kinh khủng vì mức nhiệt trung bình quanh năm tại đây rơi vào khoảng 18,6 độ C.
Qua nhiều năm, Zoe đã thu thập được khá nhiều hộp sọ của ngựa để các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách chúng đã xoay sở để thích nghi với môi trường khắc nghiệt.
Cô cũng giúp trông nom trạm khí tượng và nhặt rác trên bãi biển hàng ngày để giúp theo dõi mức độ ô nhiễm của đại dương.
Mặc dù đảo Sable vẫn tồn tại những điều vô cùng bí ẩn như những câu chuyện đắm tàu hay chuyện ma quái, thế nhưng, Zoe cho rằng đây vẫn là thiên đường.
“Cô ấy sẽ ở lại Sable chừng nào có thể”, Stroud khẳng định.