Tự đổ mồ hôi
Mồ hôi tự chảy là tình trạng dễ đổ mồ hôi bất cứ lúc nào dù không hoạt động nhiều, thậm chí chỉ ngồi không mồ hôi cũng tự nhiên chảy ra, cũng không phải do thời tiết nóng tác động. Trường hợp này người bệnh càng vận động nhiều, mức năng lượng tiêu hao càng lớn thì càng đổ nhiều mồ hôi. Thông thường những người béo, người bị suy tuyến giáp, rối loạn thần kinh thực vật, thấp khớp, lao, hạ đường huyết, ở trong giai đoạn hồi phục của một số bệnh truyền nhiễm sẽ gặp phải tình trạng tự đổ mồ hôi.
Đổ mồ hôi trộm
Đổ mồ hôi trộm là tình trạng ra mồ hôi vào ban đêm khi ngủ, nhưng khi tỉnh giấc thì lại không đổ mồ hôi nữa, tình trạng này không liên quan đến nhiệt độ môi trường. Những người bị mồ hôi trộm tương đối nặng khi ngủ dậy sẽ thấy gối gần như ướt sũng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đổ mồ hôi trộm:
- Những cơn bốc hỏa đi kèm với mãn kinh có thể xảy ra vào ban đêm và gây đổ mồ hôi, đây là một nguyên nhân thường gặp của đổ mồ hôi trộm ở phụ nữ;
- Nhiễm trùng: Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng thường đi kèm với đổ mồ hôi trộm nhất. Tuy nhiên nhiễm khuẩn như viêm van tim, viêm tủy xương và áp xe cũng có thể gây đổ mồ hôi trộm. Đổ mồ hôi trộm cũng là triệu chứng của nhiễm HIV.
- Đổ mồ hôi trộm thường là triệu chứng sớm của một số loại ung thư. Loại ung thư thường đi kèm với tình trạng đổ mồ hôi trộm nhất là U lympho.
- Sử dụng một vài loại thuốc như thuốc trầm cảm, thuốc trị tâm thần, thuốc hạ sốt... có thể dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm.
- Đường huyết thấp có thể gây đổ mồ hôi. Những người dùng insulin hoặc thuốc trị đái tháo đường có thể bị hạ đường huyết ban đêm kèm với đổ mồ hôi.
- Rối loạn hormone, rối loạn phản xạ thần kinh tự động, hội chứng rỗng tủy sống sau chấn thương, đột quỵ có thể làm tăng mồ hôi và dẫn đến đổ mồ hôi trộm.
Đổ mồ hôi nách
Một số người không đổ mồ hôi ở vị trí khác trên cơ thể mà chỉ đổ mồ hôi ở vùng nách có thể do thần kinh ngoại giao bị tổn thương, bài tiết ra nhiều acetylcholine dẫn tới tuyến mồ hôi nhỏ bài tiết ra nhiều mồ hôi; hoặc do yếu tố bệnh lý như cường giáp, tiểu đường, thiếu máu não, một số loại bệnh nội tiết, bệnh cao huyết áp...
Đổ mồ hôi ở ngực
Người hay ra mồ hôi vùng ngực đi cùng với các triệu chứng tim đập nhanh, khó thở, mất ngủ, hay quên, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, da nhợt nhạt... thường do suy nghĩ nhiều hoặc do lá lách, dạ dày, tỳ mất cân bằng, tuần hoàn máu trong cơ thể chậm, khí ô xy vận chuyển không thuận lợi. Tốt nhất không nên lo lắng quá, không xem phim kinh dị, ăn ít dầu mỡ và thức ăn lạnh. Để cải thiện tình trạng này bạn có thể uống táo tàu ngâm, ăn vải, tảo đỏ, tim, gan, lá lách lợn...
Đổ mồ hôi nửa người
Mồ hôi thường chảy ra ở nửa người bên trái hoặc nửa người bên phải, ở một bên mặt, nách mà bên kia không hề đổ mồ hôi phần lớn là do đàm thấp tích tụ, khí huyết hư lệch, kinh lạc bị tắc trệ, máu không lưu thông gây nên. Hiện tượng này là dấu hiệu báo trước của trúng phong.