Giáo viên phát hoảng với đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ

27/11/2017 - 16:52
Đề xuất cải cách chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền dường như được dư luận quan tâm quá mức khi tranh cãi về ý tưởng được cho là… không tưởng này. Giáo viên là đội ngũ phản ứng mạnh nhất khi sẽ chịu tác động không nhỏ nếu cải cách này được thông qua.

Chữ chính thống dạy còn chưa tròn, lại đòi… chuyển ngữ?

Bà Nguyễn Thị Thuần- giáo viên hưu trí tại Q.Thanh Xuân, Hà Nội - khi được nghe về ý tưởng cải cách “tiếng Việt” thành “tiếq Việt”, “giáo dục” thành “záo zụk” đang xôn xao dư luận tỏ ra khá bất ngờ và khó hiểu.

Cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, nữ giáo viên cho rằng, cho đến khi về hưu rồi, việc hiểu và truyền thụ tiếng mẹ đẻ cho học sinh còn gặp nhiều khiếm khuyết, hạn chế, nay chưa tròn chữ chính thống lại đổi sang một loạt ký tự mới, bà không rõ thầy và trò sẽ làm như thế nào để làm quen với hệ thống câu chữ mới.

“Chẳng nói đâu xa, riêng việc hiểu lại hoàn toàn các sách vở tài liệu ở thư viện, rồi cả bộ sách giáo khoa, cũng là điều không tưởng rồi. Giả sử dùng hệ thống ngôn ngữ mới, lứa học sinh về sau muốn đọc tài liệu, sách vở nghiên cứu của bây giờ và trở về trước chắc phải cần đến thông dịch viên”- bà Thuần nói.

Một ví dụ về cải cách ngôn ngữ theo phương án của PGS.TS Bùi Hiền

Bên cạnh đó, cải tiến chữ quốc ngữ chắc chắn là trở ngại lớn với giáo viên Ngữ văn, giảng viên ngôn ngữ học. “Công nhận hệ thống chữ mới không khác nào phủ nhận toàn bộ những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt ta - một kho tàng lớn về văn học và ngôn ngữ từ xưa đến nay. Tôi thấy không có lợi lộc gì ở đây hết, vô bổ và tốn thời gian vô cùng!”- nữ giáo viên phản ứng.

Điều này được cô Trịnh Thu Tuyết- nguyên giáo viên Ngữ văn THPT Chu Văn An (Hà Nội) nhìn nhận, khách quan mà nói, Tiếng Việt có rất nhiều điều bất hợp lý cả trăm năm nay. Hay nói cách khác, đó là những bất hợp lý được hợp lý hoá bằng ước lệ mang tính mặc định trong cộng đồng sử dụng ngôn ngữ Việt, ví dụ các chữ cái c/k/q, r/d/gi, ng/ngh, g/gh...

"Những mặc định đó tồn tại lâu dần thành thói quen. Chính vì thế, sự thay đổi thói quen đã hình thành hàng trăm năm là điều cực kì khó chấp nhận. Khó từ việc đưa ra phương án thay đổi tới vấn đề giải quyết những hệ lụy cũ trong các văn bản hàng trăm năm nay, đặc biệt là khó khăn trong tâm thế tiếp nhận của cộng đồng”- cô Thu Tuyết cho biết.

Theo cô Trịnh Thu Tuyết, vấn đề đặt ra là phải tìm phương án tốt nhất cho sự thay đổi. Nếu đó là phương án vừa khoa học vừa không thay đổi quá nhiều những yếu tố có sẵn, tránh gây sốc cho cộng đồng thì sẽ tiệm cận hơn đến sự thuận chiều của dư luận.

“PGS Bùi Hiền đề xuất do có nhiều điều chưa thuyết phục người sử dụng tiếng Việt nên bị gây phản ứng tiêu cực cũng là điều dễ hiểu. Tiếng nói có trước, chữ viết có sau, vậy chữ phải thể hiện được đầy đủ các sắc độ tinh tế của tiếng nói, không thể xoá nhoà và đồng nhất các sắc độ ấy, không thể thay đổi chính âm và buộc người sử dụng ngôn ngữ chạy theo chính tả khi đồng nhất x/s; ch/tr; r/d”- cô Tuyết phân tích.

"Trẹo cả lưỡi" đọc theo kiểu mới

Trong khi dư luận phản ứng “rầm rầm” trước sự vô lý khó hiểu khi cải biến chữ tiếng Việt theo cách của PGS.TS Bùi Hiền, đọc chữ theo kiểu mới ai cũng kêu “trẹo cả lưỡi”, thì những lý do ông đưa ra về sự thay đổi này dường như càng khó thuyết phục hơn.

Nguồn cơn của việc dậy sóng này là từ một hội thảo về ngữ học toàn quốc (tổ chức tại ĐH Quy Nhơn vào tháng 9/2017). Trong cuốn sách "Ngôn ngữ ở Việt Nam - Hội nhập và phát triển" (tập 1) do NXB Dân trí phát hành và giới thiệu tại hội thảo này, tác giả - PGS.TS Bùi Hiền có bài “Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế” với đề xuất cải tiến chữ viết Tiếng Việt.

Tác giả Bùi Hiền chỉ ra rằng, chúng ta thường sử dụng 2, 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Ví dụ C - Q - K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr - Ch (tra, cha), S - X (sa, xa)… Bên cạnh đó, lại dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh...

Tác giả đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ - PGS.TS Bùi Hiền

“Đó là những hiện tượng không thống nhất, không theo một nguyên tắc chung nào dẫn đến khó khăn cho người đọc, người viết, thậm chí gây hiểu nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông tin. Người học như trẻ em hay người nước ngoài, cũng rất hay mắc lỗi do sự phức tạp này mang lại” - ông viết.

Từ đó, ông Bùi Hiền kiến nghị một phương án làm cơ sở để tiến tới một phương án tối ưu trình nhà nước. Chữ quốc ngữ cải tiến dựa trên tiếng nói văn hóa của Thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt.

Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: , Tr; Đ; , Gh; ; , Q, K; , Ngh; ; ; ; ; , gi, r. Vì âm "nhờ" (nh) chưa có kí tự mới thay thế nên trong bản trên tạm thời dùng kí tự ghép N' để biểu đạt.

“Việc cải tiến theo cách này sẽ thống nhất được chữ viết cho cả nước, loại bỏ được hầu hết các thiếu sót, bất cập không nhất quán trước đây gây khó khăn cho người dùng, giản tiện được bộ chữ cái khi từ 38 chữ cái chỉ còn 31, dễ nắm được quy tắc, dễ nhớ. Tiết kiệm được thời gian, công sức, vật tư trong quá trình tạo lập các văn bản trên giấy, trên máy tính”- tác giả nhấn mạnh lý do cải cách.

Tuy nhiên, so với lý do trên, để đổi lấy sự thay đổi mang tính văn hóa, chính trị, pháp luật, sự tác động xáo trộn trên hầu hết các lĩnh vực, thì dường như chưa đủ thuyết phục dư luận.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm