Gừng: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, gừng có thể làm tăng quá trình sinh nhiệt. Thêm gừng vào các món súp hoặc dùng gừng khi ướp thịt, hay đơn giản là uống 1 cốc trà gừng/nhấm nháp chút gừng tươi, khô mỗi sáng hoặc khi lạnh sẽ có thể đem lại cho bạn cả hai lợi ích tuyệt vời trong mùa đông: Vừa giữ ấm cơ thể, vừa chống cảm lạnh. Ngoài ra, nếu không phải kiêng khem, bạn có thể bổ sung hạt tiêu, ớt, quế và một số gia vị cay nóng trong khẩu phần ăn.
Thịt nạc: Nếu thường xuyên bị lạnh bàn tay hoặc bàn chân, có thể bạn bị thiếu sắt hoặc thiếu máu. Thịt thăn bò, thịt gia cầm và thịt thăn lợn đều là những thực phẩm giàu sắt và chứa ít chất béo bão hòa. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C (như quýt, ổi, cam, bưởi) trong khi dùng thực phẩm giàu sắt, vì vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
Nên chế biến thực phẩm bằng cách ninh hầm hoặc chế biến dưới dạng súp lỏng để cơ thể dễ hấp thu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh.
Nên chế biến thực phẩm bằng cách ninh hầm hoặc chế biến dưới dạng súp lỏng để cơ thể dễ hấp thu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh.
Hạt thì là có thể tạo ra nhiều nhiệt hơn và khiến cơ thể bạn ít bị đổ mồ hôi. Do đó, trong những ngày lạnh, bạn có thể bổ sung hạt thì là trong khẩu phần ăn.
Trái giàu vitamin C: Vitamin C có công dụng duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác động từ môi trường. Vì vậy, trong những ngày lạnh, cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như các loại hoa quả họ cam, quýt… giúp tăng cường sức khỏe.
Chuối là loại trái cây giàu vitamin nhóm B và magie, có thể hỗ trợ tuyến giáp và tuyến thượng thận điều chỉnh nhiệt độ cơ thể trong mùa đông. Một trái chuối lớn có thể cung cấp cho bạn 10% nhu cầu magie một ngày và nhiều vitamin nhóm B. Bạn có thể thêm chuối vào món ngũ cốc ăn sáng hoặc ăn chuối như một bữa ăn nhẹ buổi chiều để giúp sưởi ấm cơ thể trong những ngày đông lạnh giá.
Thực phẩm giàu beta-carotene: Những thực phẩm có màu đỏ chứa hàm lượng lớn beta-carotene, có công dụng giúp chống oxy hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đây cũng là nhóm thực phẩm không thể thiếu vào mùa đông, giúp cơ thể chống chịu bệnh tật và cái lạnh tốt hơn.
Đồ ăn nên hạn chế
Cùng tăng cường thực phẩm trên, trong ngày lạnh, bạn không nên sử dụng nhiều thực phẩm có tính hàn như rau câu, dưa chuột, dưa hấu, nghêu, sò, lươn… Bên cạnh đó, nên tránh sử dụng nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều Omega-6 như trứng gà, dầu bắp, dầu mè hay các loại dầu thực vật khác để hạn chế nguy cơ bị viêm khớp, hen suyễn. Dùng quá nhiều thực phẩm chứa omega-6 có thể khiến tuần hoàn máu rối loạn. Lượng omage-6 tối đa nên nạp vào cho cơ thể chỉ nên duy trì ở mức 6,6g mỗi ngày.
Những món ăn lạnh như kem, nước đá cũng không nên dùng trong ngày lạnh. Những món ăn này sẽ khiến thân nhiệt bị giảm xuống, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, thậm chí có thể dẫn tới cảm lạnh.