Góc khuất trong tâm lý tuổi dậy thì: Tự hủy hoại bản thân vì không thể làm hài lòng bố mẹ

Trung Hạ
06/12/2022 - 23:38
Góc khuất trong tâm lý tuổi dậy thì: Tự hủy hoại bản thân vì không thể làm hài lòng bố mẹ

Ảnh minh họa

Khuynh hướng buông bỏ bản thân ở giới trẻ có liên quan đến giáo dục trong gia đình. Tất nhiên có rất nhiều trường hợp xảy ra từ nguyên nhân áp lực xã hội hoặc trường lớp, nhưng cha mẹ lại là cái ô cuối cùng bảo vệ cho con cái.

"Không thể làm hài lòng bố mẹ" dường như là nỗi phiền muộn mà ai cũng từng trải qua trong quá trình trưởng thành. Chúng ta luôn tôn sùng giáo dục nghiêm khắc, nhưng lại quên mất rằng tất cả điều này là để dạy cho con trẻ làm sao để đối mặt với khó khăn.

Không ít người trưởng thành đều phải chịu áp lực từ bố mẹ, mà những áp lực ấy không chỉ tồn tại ở giai đoạn dậy thì.

"Trẻ con bây giờ thật khó hiểu!"

Thuở bé, bố mẹ dặn dò ở trường phải nghe lời thầy cô, không được đánh nhau với bạn. Thế nhưng không có ai nói với chúng ta rằng nếu bị bạn học bắt nạt thì phải làm sao? 

Góc khuất trong tâm lý tuổi dậy thì: Tự hủy hoại bản thân vì không thể làm hài lòng bố mẹ - Ảnh 1.

Lớn hơn một chút, bố mẹ luôn nói "con phải đỗ đại học thì mới tìm được công việc tốt, kiếm được nhiều tiền". Thế nhưng không có ai nói cho chúng ta biết, nếu thi trượt hay gặp khó khăn trong công việc thì phải làm sao?

Sau đại học, bố mẹ thúc giục nên kết hôn sinh con, công việc ổn định. Thế nhưng không ai nói với chúng ta, nếu không thể tìm thấy người tâm đầu ý hợp có phải là một kẻ thất bại không?

Đến năm 30 tuổi, thậm chí 40 tuổi, vẫn phải loay hoay cơm áo gạo tiền, vậy cuộc đời này có phải hoàn toàn vứt đi hay không?

Chúng ta đều hiểu, sự kỳ vọng của bố mẹ suy cho cùng chỉ là muốn con cái có cuộc sống tốt hơn. Đôi khi, một lời nói có thể đẩy một người xuống dưới vách đá, tương tự, một lời nói có thể kéo một người ra khỏi vũng lầy.

Giống như vụ việc một học sinh trung học 14 tuổi nhảy lầu vào ngày 17/9/2020 tại Giang Hạ (Vũ Hán, Trung Quốc). Nam sinh chơi bài với hai bạn khác trong phòng học, bị giáo viên phát hiện và gọi phụ huynh đến. Người mẹ rất tức giận, lôi cậu bé dọc hành lang trường, còn cho em hai cái bạt tai. Kết quả là em nhảy từ tầng 5 xuống kết liễu mạng sống.

Dư luận Trung Quốc lập tức dậy sóng bởi chuyện thương tâm này. Nhiều người bày tỏ sự tiếc thương, không ít người chỉ trích người mẹ dạy dỗ con bằng bạo lực, để rồi đổi lại là mạng sống của con. Một luồng ý kiến mạnh mẽ khác chính là: "Trẻ con bây giờ thật khó hiểu!".

Số liệu nghiên cứu cho thấy: Trung bình cứ 20 người thì có 1 người từng chịu bạo lực ngôn ngữ, cứ 50 người thì có 1 người bị mắc bệnh tâm lý vì bạo lực ngôn ngữ, nhẹ thì gặp vấn đề giao tiếp, nặng thì có hành vi cực đoan như hủy hoại bản thân hoặc người khác.

Suy ngẫm lại, ai cũng từng là trẻ em, ai cũng từng trải qua giai đoạn xốc nổi, bốc đồng và loay hoay với việc kiểm soát cảm xúc. Không phải vì trẻ em khó hiểu, chỉ là chúng ta quên mất bản thân cũng có phần ký ức như vậy.

Tuổi dậy thì phải chăng là giai đoạn dễ "tự hủy hoại" bản thân?

Góc khuất trong tâm lý tuổi dậy thì: Tự hủy hoại bản thân vì không thể làm hài lòng bố mẹ - Ảnh 3.

Ngày trước, hầu hết bậc phụ huynh không học đủ văn hóa, giận thì mắng chửi con cái. Cha mẹ mắng một câu, con cái nghe nhiều cũng thành quen. Ngày nay, gần 80% cha mẹ được ăn học đầy đủ, nhìn cha mẹ của người khác dịu dàng khích lệ con cái họ, chỉ có mỗi cha mẹ bạn là mắng chửi bạn mà thôi, bạn cảm thấy thế nào?

Cuộc sống của nhóm phụ huynh thời nay đã có quy luật hơn. Buổi tối đều cùng nói chuyện với con cái, chỉ có bố bạn ngày nào cũng không về nhà, chưa bao giờ hỏi han cuộc sống học hành của bạn ra sao. Nghe bạn bè kể lại bố mẹ chúng nó đã cùng chia sẻ những chuyện thế này thế kia, bạn nghĩ lại bản thân cả một tháng trời còn không thấy mặt bố, bạn cảm thấy thế nào?

Không phải con trẻ quá yếu đuối, mà là xã hội đang tiến bộ, mọi người hầu hết đều có sự nâng cao tri thức, chất lượng giáo dục trong gia đình cũng được đề cao.

Song, một vài phụ huynh không theo kịp bước tiến đó. Họ cảm thấy bản thân không sai, vì thời bé họ cũng trải qua như thế, không có chuyện gì xảy ra cả. Thời đại đã thay đổi, khuôn mẫu trưởng thành của họ đã bị xã hội đào thải từ sớm, từ đó gây ra những hệ lụy về sau cho con cái. Con trẻ bắt đầu nghĩ không thông: “Tại sao chỉ có tôi là thế này? Tại sao chỉ có tôi không may mắn như vậy? Có phải tôi sinh ra là sai lầm? Có nên sống tiếp hay không?”…

Những điều trên là một số ý kiến được suy xét đối chiếu từ góc độ hoàn cảnh sống, thật ra còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng “tự hủy hoại” bản thân ở giới trẻ, đặc biệt là độ tuổi dậy thì.

Góc khuất trong tâm lý tuổi dậy thì: Tự hủy hoại bản thân vì không thể làm hài lòng bố mẹ - Ảnh 4.

Xã hội bây giờ đầy đủ văn minh pháp chế. Bất cứ hành động gây thương tích cho người khác ở bên ngoài đều phải trả giá. Ở trường, bạn mắng đứa bạn học một câu liền bị giáo viên phạt đứng. Mỗi ngày đều được dạy làm người văn minh. Nhưng về đến nhà lại bị mắng, bị đánh. Cha mẹ nghĩ rằng đó là vì tốt cho bạn, nhưng bạn lại cảm thấy không hợp lý.

Ngày nay đã phát triển, phải tranh đấu nhau mới có được cơ hội, những người có điều kiện đã ở ngay vạch đích.

Vậy nên, khuynh hướng buông bỏ bản thân ở giới trẻ có liên quan đến giáo dục trong gia đình. Tất nhiên có rất nhiều trường hợp xảy ra từ nguyên nhân áp lực xã hội hoặc trường lớp, nhưng cha mẹ lại là cái ô cuối cùng bảo vệ cho con cái. Cha mẹ không thể kiểm soát được những thử thách mà con trẻ gặp phải khi bước vào đời, nhưng có sự vỗ về bên cạnh và sẻ chia thì có lẽ mọi chuyện vẫn có thể tìm thấy hướng đi tích cực. 

Sự vỗ về và sẻ chia làm lung lay tư tưởng "tự hủy hoại"

Góc khuất trong tâm lý tuổi dậy thì: Tự hủy hoại bản thân vì không thể làm hài lòng bố mẹ - Ảnh 5.

Một đứa trẻ bị ăn hiếp ở trường về nhà nói cho bố mẹ nghe. Chỉ khi nào chúng phát hiện không còn ai bảo vệ mình nữa, ngay cả bố mẹ còn không đứng về phía mình thì khi đó chúng mới có tư tưởng "tự hủy hoại" bản thân.

Sự chia sẻ là điều mà trẻ trong độ tuổi dậy thì cần nhất. Một câu hỏi han của ba mẹ khi con đi học về, những câu chuyện trên bàn ăn, kể cho nhau nghe về bạn bè và thầy cô, quan trọng nhất là cảm xúc với những gì đã trải qua... "Con cảm thấy ổn không?" đôi khi còn mạnh mẽ hơn cả tiền bạc và cuộc sống đủ đầy. 

Bài thơ “Chọn mẹ” của em học sinh lớp ba tên Chu Nhĩ ở Phúc Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc) đã từng lấy nước mắt bao nhiêu người.

“Mẹ hỏi con đang làm gì trước khi được sinh ra. Con đáp, con đang ở trên trời cao chọn mẹ. Nhìn thấy mẹ rồi, cảm thấy mẹ rất tốt, muốn làm con của mẹ, nhưng lại nghĩ có lẽ mình không có phúc phận ấy. Không ngờ ngày hôm sau vừa tỉnh dậy, con đã ở trong bụng mẹ rồi”.

Chúng ra có lý do để tin rằng: Không đứa trẻ nào muốn làm bố mẹ thất vọng, không ông bố bà mẹ nào muốn con mình bị thương tổn. Khi áp lực chồng chất không tìm được lối thoát, dù cho bạn là ai đi chăng nữa, xin hãy đợi một lúc, đừng quyết định khi nóng giận, cũng đừng tổn thương người thân bằng ngôn từ vô tình.

Nguồn: Zhihu, Weibo
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm