Học cách phê bình tích cực

Trí Nguyên (tổng hợp)
07/01/2024 - 11:06
Học cách phê bình tích cực

Ảnh minh họa

Đừng nhầm lẫn công kích cá nhân với phê bình hành động của họ. Phê bình cá nhân thay vì phê bình hành động có tính công kích cá nhân của họ sẽ khiến người tiếp nhận phản hồi mất động lực.
Tránh thời điểm bạn đang tức giận

Không nên phê bình người khác khi bạn đang tức giận, nó có thể khiến bạn khó tránh khỏi những lời mắng nhiếc nặng nề. Bạn cũng không nên phê bình họ trước mặt nhiều người vì như vậy, họ sẽ nghĩ bạn đang cố tình làm nhục họ. 

Không ai có thể chịu đựng nổi những lời phê bình khi họ đang buồn phiền hoặc mệt mỏi. Thời điểm thích hợp nhất sẽ là lúc họ đang có tâm trạng tốt.

Cân bằng giữa mặt tích cực và mặt tiêu cực

Không có ai là xuất sắc toàn diện hay thua kém về mọi mặt cả. Hãy thể hiện một quan điểm có sự cân bằng mà khuyến khích các hành vi tích cực trong khi nhìn nhận những mặt tiêu cực cần phải vượt qua. 

Điều quan trọng là bạn cần đảm bảo mình không gây hiểu lầm, đồng thời đưa ra một số điểm tích cực để duy trì động lực.

Đừng phán xét

Cho đến khi bạn có cơ hội nói chuyện với người có liên quan, hãy tránh suy diễn về những gì đã xảy ra. Hãy để người đó có cơ hội giải thích tại sao họ lại có những hành vi như vậy.

Khuyến khích việc tự phản ánh

Hãy tương tác với người đó, hỏi xem họ suy nghĩ thế nào về những gì đã xảy ra và tại sao. Có thể hành động của họ là chính đáng và bạn chưa có cái nhìn tổng thể về những gì đã xảy ra.

Đừng công kích cá nhân

Đừng nhầm lẫn công kích cá nhân với phê bình hành động của họ. Phê bình cá nhân thay vì phê bình hành động có tính công kích cá nhân của họ sẽ khiến người tiếp nhận phản hồi mất động lực. Họ sẽ ít có khả năng hành động hoặc học hỏi từ những điểm đã chia sẻ.

Phê bình mang tính xây dựng

Xác định vấn đề sau đó đưa ra kế hoạch khắc phục là một cách để hỗ trợ sự phát triển. Cách phê bình tích cực này sẽ giúp tránh mắc phải sai lầm tương tự trong lúc học một hành vi mới hoặc tiếp cận theo một hướng khác.

Theo sát thường xuyên

Nêu vấn đề rồi để đấy là chưa đủ. Hãy lập một kế hoạch phát triển với các cuộc họp thường xuyên, hướng dẫn và yêu cầu nhân viên xác nhận các bước họ đã thực hiện, những kỹ năng họ đã được đào tạo và liệu kết quả có được cải thiện hay không. Điều này cũng sẽ giúp xây dựng lòng tin và mối quan hệ bền chặt hơn cho những phản hồi trong tương lai.

Trung thực và chân thành

Chúng ta thường tự nhận biết khi nào chúng ta làm việc kém hiệu quả, vì vậy, thông tin phản hồi thường sẽ không phải điều gì bất ngờ. Hãy nói rõ rằng bạn muốn giúp người đó cải thiện thay vì chỉ tập trung tìm ra những sai phạm của họ.

Trực tiếp và rõ ràng

Khi kết thúc quá trình phản hồi, đừng để người đó bước ra khỏi phòng mà không hiểu chuyện gì vừa xảy ra. Hãy trình bày phản hồi một cách rõ ràng và trực tiếp với một thái độ lịch sự và ân cần. Bạn cũng có thể gửi email sau buổi họp để làm rõ những điểm đã thảo luận nếu cần thiết.

Dừng lại và lắng nghe

Việc đưa phản hồi có thể khiến bạn và cả người nghe trở nên lo lắng. Điều đó cũng có thể khiến bạn nói quá nhiều nên hãy dừng lại và lắng nghe. Khi bạn dành thời gian đặt mình vào vị trí của họ, bạn sẽ có sự đồng cảm và cái nhìn sâu sắc hơn về người mà bạn cần phản hồi.

Đưa ra các giải pháp

Nếu liên quan đến một vấn đề thay vì một hành vi, hãy đưa ra một giải pháp. Bạn có thể hỗ trợ như thế nào? Có cách nào để bạn có thể loại bỏ hoặc giảm thiểu vấn đề không?

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm