Nhiều thông tin trong sách giáo khoa không còn phù hợp với thực tiễn. |
Một hôm cháu tôi hỏi: “Con gái bao nhiêu tuổi là lấy chồng được vậy cậu?”. Tôi trả lời bâng quơ, chắc khoảng 25. Nghe vậy, cháu thắc mắc: “Nếu như vậy thì dì Năm trong bài này lấy chồng quá sớm”.
Rồi cháu đưa quyển sách Tiếng Việt 5, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam có bài tập đọc Lòng dân (trang 24) viết: Nhân vật: Dì Năm - 29 tuổi, An - 12 tuổi, con trai dì Năm. Đây là phần giới thiệu trước lúc vào nội dung.
Trang sách có nội dung trên trong SGK tiếng Việt lớp 5 (tập 1) |
Dì Năm và An là hai mẹ con, dì Năm hơn An 17 tuổi có nghĩa là dì Năm lấy chồng lúc 16 tuổi. Khi sách giáo khoa đưa dữ liệu này vào, ắt hẳn có một số học sinh sẽ thắc mắc và có thể tính ra số tuổi của nhân vật.
Có nhất thiết phải đưa phần giới thiệu này vào khi thông tin không còn hợp thời nữa?
Đây chỉ là một thí dụ trong rất nhiều “sạn” không phù hợp ở sách Tiếng Việt bậc Tiểu học.
Kiến thức ở nhiều môn, nhất là các môn xã hội cần phải được đổi mới thường xuyên để đáp ứng với sự đổi mới và phát triển của xã hội.