HTX chuyên tìm đầu ra cho trái cây đặc sản

16/04/2016 - 08:00
HTX Thần Nông thuộc thôn Tân An – xã Ya Chim – TP Kon Tum- tỉnh Kon Tum, thành lập từ tháng 4 năm 2010, đến nay kết nạp được 14 thành viên.

Ngành nghề kinh doanh của HTX là trồng và phát triển trái cây đặc sản, sản xuất kinh doanh nguồn giống và chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân. Vốn điều lệ của HTX là 900 triệu đồng, Ban quản trị gồm có 03 thành viên, 1 kiểm soát viên, 02 thành viên thuộc bộ phận văn phòng và cán bộ kỹ thuật, HTX đã đăng ký hoạt động chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012. Cho đến nay HTX đã định hướng phát triển chuyên về trái cây đặc sản thanh long ruột đỏ, đã đầu tư và phát triển 04 ha, cây phát triển tốt và đã cho thu hoạch, chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp đáp ứng được nhu cầu thị trường.

image001.jpg
 Ông Phạm Văn Khiêm  - Chủ nhiệm HTX Thần Nông
Cây thanh long ruột đỏ là loại cây có giá trị kinh tế cao, thời gian kiến thiết cơ bản ngắn, thời gian thu hoạch kéo dài, dễ tiêu thụ, kỹ thuật trồng và chăm sốc tương đối đơn giản, điều kiện đất đai, khí hậu của xã rất phù hợp để phát triển loại cây này. Ngoài để ăn quả tươi thì thanh long còn chế biến được rượu vang và các loại nước ép trái cây, rất bổ dưỡng cho sức khỏe người tiêu dùng. Việc tham gia phát triển HTX với việc lựa chọn loại cây này bước đầu đã tạo niềm phấn khởi và tạo thêm sự gắn bó đoàn kết giữa các xã viên với HTX. Hiện nay HTX đang tiếp tục phát triển thêm cây bơ sáp sẽ cho thêm nguồn thu cho bà con xã viên, dự tính khoảng 02 năm tới cây bơ sáp sẽ đưa vào thu hoạch.

Trong năm 2015, tổng thu của HTX là 720 triệu đồng, trừ các chi phí lợi nhuận của HTX còn 300 triệu đồng, lợi nhuận được chia cho 14 xã viên tùy theo vốn đóng góp.

Những thuận lợi trong việc triển khai các hoạt động của HTX như: Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành đầu tư các chương trình, dự án, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thành lập Hợp tác xã nông nghiệp …. hoạt động ngày càng hoàn thiện, sự hỗ trợ của Liên minh Hợp tác xã Tỉnh Kon Tum trong việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận các văn bản mới cho Ban Quản trị; địa phương sở tại còn tạo điều kiện cho thuê 7,5 ha đất để phát triển sản xuất, sự phối hợp nhịp nhàng giữa Hội nông dân và các ban ngành sở tại trong việc tạo điều kiện về vốn vay, thu hút tạo việc làm cho lao động, nâng cao thu nhập cho hội viên và nhân dân địa phương, sự đoàn kết, tin tưởng từ Ban quản trị đến xã viên trong việc lựa chọn cây con giống, chế biến, tìm đầu ra cho sản phẩm giúp cho HTXã ngày càng hoàn thiện và phát triển.

Ngòai những thuận lợi nêu trên, từ khi thành lập đến nay HTX gặp không ít khó khăn do xuất phát điểm thấp, mặt bằng dân trí chưa cao, đời sống người dân còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao… nguồn vốn đóng góp của hội viên còn ít, năng lực quản lý của Ban quản trị còn hạn chế, đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của HTX. Địa bàn đa số hộ dân làm nông nghiệp chiếm 90%, việc phát triển hội viên là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tham gia vào Hợp tác xã chưa có, đầu ra cho sản phẩm còn bấp bênh, nguồn đất thuê của Hợp tác xã chưa ổn định, chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước chủ yếu HTX vay từ kênh Hội nông dân đầu tư về phân bón, chưa có nguồn kinh phí sự nghiệp phục vụ nghiên cứu khoa học công nghệ đối với Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã có dự án nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động tâm lý hoang mang, lo lắng của Hợp tác xã địa phương.

Nhờ vậy, mà việc áp dụng của luật số 23/2012/QH 13 ngày 20/11/2012 có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 của HTX năm 2012 đối với HTX là rất hợp lý, cần thiết. Ngoài nâng cao thu nhập cho xã viên, luật này, còn tạo điều kiện cho xã viên lựa chọn Ban Quản trị có đầy đủ năng lực, năng động, có kinh nghệm đổi mới phương thức lãnh đạo quản lý để điều hành HTX.
Để trong thời gian tới Hợp tác xã hoạt động tốt hơn thu hút thành viên và người lao động thì các cấp các ngành cần hỗ trợ cho HTX một số nội dung như, Liên minh HTX cần thường xuyên mở các lớp Hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho Ban quản trị, cung cấp kịp thời các văn bản mới; tạo điều kiện cho xã viên tham quan các mô hình mới phù hợp với địa phương. Cần thành thành lập trung tâm quỹ hỗ trợ và tư vấn sản xuất kinh doanh HTX. Bản thân Ban quản trị HTX cũng cần phối hợp với Mặt trận và các ban ngành đoàn thể tại chỗ tuyên truyền cho người dân trong việc quyền lợi, lợi ích khi gia nhập vào HTX, linh động trong việc phát triển hội viên, trong đó, chú ý phát triển hội viên là người dân tộc thiểu số.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm