Bộ Y tế đã phải họp khẩn với sự chủ trì của Bộ trưởng Kim Tiến chiều 2/2, vì lo ngại virus Zika lây lan vào Việt Nam.
Theo bà Tiến, hiện tại ngoài các nước ở Châu Mỹ, một số quốc gia ở Châu Âu, Châu Á đã xuất hiện bệnh do virus Zika. Ngay tại Thái Lan, Indonesia, Đài Loan là những nước láng giềng với Việt Nam cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh do virus zika. Hiện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với dịch bệnh do virus Zika gây nên.
Tại Việt Nam, diễn biến của thời tiết đang rất phức tạp, khiến tình hình dịch bệnh có những diễn biến khó lường. Trong khi đó, bệnh do virus Zika rất khó phát hiện, vì gần 80% ca bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng rõ ràng. Hơn nữa, muỗi Aedes (muỗi gây bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết) lưu hành ở nước ta rất nhiều, đặc biệt là khu vực ĐBSCL nên khả năng dịch xâm nhập vào và bùng phát là rất cao.
Bộ Y tế họp khẩn để tìm cách phòng, chống virus Zika |
Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch rộng rãi trong cộng đồng; diệt muỗi, loăng quăng bọ gậy ở khu dân cư bằng cách lật úp các dụng cụ chứa nước, tiêu diệt nguồn sinh sản muỗi. Ngoài ra, người dân không nên đi đến vùng và quốc gia có dịch, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các trường hợp nhập cảnh ở cửa khẩu và sân bay, nhanh chóng khám, xét nghiệm và cách ly các trường hợp nghi ngờ; các Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ, Viện Pasteur Hồ Chí Minh, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng TƯ cần phải làm xét nghiệm lại các tuýp xem loại muỗi truyền bệnh có sự biến đổi gen hay không để có những biện pháp phòng bệnh phù hợp.
Loại muỗi Aedes truyền bệnh do virus Zika |
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), loại virus trên có thể gây dị tật thai nhi, cụ thể là bệnh đầu nhỏ. Nguyên nhân khiến virus Zika lây truyền nhanh là do người dân chưa từng phơi nhiễm với loại virus này nên không có miễn dịch trong cộng đồng. Hơn nữa, loại muỗi Aedes phổ biến ở hầu hết các nước khu vực châu Mỹ, nên virus này sẽ tiếp tục lan truyền nhanh những khu vực muỗi Aedes.
STT |
Tên quốc gia |
Vùng ảnh hưởng trong vòng 2 tháng qua |
Ghi nhận trong 9 tháng qua |
1 | Barbados | Có sự gia tăng lan truyền virus | Có ghi nhận |
2 | Bolivia | Lây lan rải rác trong thời gian gần đây | Có ghi nhận |
3 | Brazil | Có sự gia tăng lan truyền virus | Có ghi nhận |
4 | Cabo Verde | Có sự gia tăng lan truyền virus | Có ghi nhận |
5 | Colombia | Có sự gia tăng lan truyền virus | Có ghi nhận |
6 | Curacao | Lây lan rải rác trong thời gian gần đây | Có ghi nhận |
7 | Dominican Republic | Có sự gia tăng lan truyền virus | Có ghi nhận |
8 | Ecuador | Có sự gia tăng lan truyền virus | Có ghi nhận |
9 | El Salvador | Có sự gia tăng lan truyền virus | Có ghi nhận |
10 | French Guiana | Có sự gia tăng lan truyền virus | Có ghi nhận |
11 | Guadeloupe (France) | Lây lan rải rác trong thời gian gần đây | Có ghi nhận |
12 | Guatemala | Có sự gia tăng lan truyền virus | Có ghi nhận |
13 | Guyana | Lây lan rải rác trong thời gian gần đây | Có ghi nhận |
14 | Haiti | Có sự gia tăng lan truyền virus | Có ghi nhận |
15 | Honduras | Lây lan rải rác trong thời gian gần đây | Có ghi nhận |
16 | Martinique (France) | Có sự gia tăng lan truyền virus | Có ghi nhận |
17 | Mexico | Có sự gia tăng lan truyền virus | Có ghi nhận |
18 | Nicaragua | Lây lan rải rác trong thời gian gần đây | Có ghi nhận |
19 | Panama | Có sự gia tăng lan truyền virus | Có ghi nhận |
20 | Paraguay | Có sự gia tăng lan truyền virus | Có ghi nhận |
21 | Puerto Rico | Có sự gia tăng lan truyền virus | Có ghi nhận |
22 | Saint Martin (France) | Lây lan rải rác trong thời gian gần đây | Có ghi nhận |
23 | Suriname | Lây lan rải rác trong thời gian gần đây | Có ghi nhận |
24 | Thailand | Lây lan rải rác trong thời gian gần đây | Có ghi nhận |
25 | Venezuela | Có sự gia tăng lan truyền virus | Có ghi nhận |
26 | Virgin island (US) | Lây lan rải rác trong thời gian gần đây | Có ghi nhận |
27 | Fiji | Không ghi nhận | Có ghi nhận |
28 | Maldives | Không ghi nhận | Có ghi nhận |
29 | New Caledonia (France) | Không ghi nhận | Có ghi nhận |
30 | Samoa | Không ghi nhận | Có ghi nhận |
31 | Solomon Islands | Không ghi nhận |
Để chủ động phòng chống bệnh do virus Zika xâm nhập và lây lan tại nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
- Người nhập cảnh về từ các quốc gia có lưu hành virus ZIKA chủ động tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, nếu có biểu hiện sốt cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ chứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.