Khi nào nên nói ‘không’

27/03/2016 - 00:12
Đôi khi bạn thấy khó khăn trong việc từ chối lời đề nghị giúp đỡ từ người khác, nhưng sẽ có lúc bạn cần phải làm điều đó.

Tại sao nói “Không” lại trở nên khó khăn với chúng ta? Đó là bởi vì hầu hết mọi người đều muốn làm vừa lòng người khác, nhất là khi còn trẻ tuổi. Vì lý do này mà một số người sẽ có cảm giác nói ra lời từ chối là không được chấp nhận. Một số lại thấy khó khăn khi bày tỏ không thể giúp đỡ vì lo sợ bạn bè, đồng nghiệp, hay những người xung quanh sẽ cho rằng họ ích kỷ, hẹp hòi nếu như gạt bỏ lời đề nghị.

Những người luôn muốn làm vừa lòng người khác sẽ mang lại gánh nặng cho chính mình. Nếu bạn đồng ý yêu cầu của người khác trong trạng thái căng thẳng thì bạn hoặc sẽ cảm thấy bực bội với người muốn được giúp đỡ kia, hoặc sẽ bực tức với chính mình vì đã không từ chối dù bạn cần làm như vậy.

Trong cuốn sách The Confidence Myth: Why Women Undervalue Their Skills, and How to Get Over It, nhà văn Helene Lerner có chia sẻ vài kinh nghiệm khi nào là lúc thích hợp nhất để đồng ý hoặc từ chối.

Nói đồng ý khi:

  • Việc đó nằm trong khả năng của bạn và sẵn sàng giúp đỡ với một sự thoải mái về thời gian hay tâm trạng.
  • Khi đó là một tình trạng khẩn cấp cần có sự giúp đỡ ngay lập tức, và không ai ngoài bạn có thể bỏ dở công việc để trợ giúp.
  • Việc đó cho bạn cơ hội hiểu biết và trải nghiệm nhiều hơn.
  • Bạn đã từ chối việc này vài lần trước đó, nếu người ta vẫn muốn nhờ tới bạn thì khả năng chỉ có bạn mới có thể giúp được.
 

Nói “Không” khi:

  • Bạn có quá nhiều việc phải làm, quá nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành.
  • Bạn đã chuyển đến nơi làm việc mới nhưng đồng nghiệp cũ vẫn liên tục nhờ làm những gì liên quan đến công việc.
  • Bạn không thích cách người kia nhờ vả hoặc việc mà người ta nhờ vì nó có thể ảnh hưởng đến bạn.
  • Bạn chưa thể dành thời gian cho gia đình vì quá bận rộn, và những việc ở nhà cần được ưu tiên hơn.
Đôi khi ranh giới giữa việc nói “Không” hay “Có” của mỗi người không thực rõ ràng, tốt nhất bạn hãy cân nhắc trước khi đưa ra câu trả lời.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm