Nam nhớ lần đầu tiên mình bị sốc với vợ là khi 2 người đang vừa ăn tối vừa xem tivi
Chỉ là vấn đề nhỏ nhặt nhưng vợ Nam lại chọn cách "mách lẻo" để giải tỏa và dằn mặt chồng
***
Lần khác, trước khi đi ngủ, vợ chồng còn âu yếm, mặn nồng. Sáng hôm sau, khi Nam tỉnh giấc, thấy vợ dậy trước từ lúc nào, mặt lạnh như băng. Nam gặng hỏi, cô vẫn nín thinh. Sắp muộn giờ làm nên Nam quyết định “tạm gác” vấn đề. Anh tính khi đến công ty sẽ nhắn tin hỏi lại vợ hoặc đợi tối về sẽ tìm hiểu, giải quyết tiếp. Nhưng khi Nam vừa dắt xe ra đến cổng đã thấy điện thoại rung lên. Vừa mở máy, Nam nhận được lời mắng xối xả từ bố mình. Ông bảo Nam đã hơn 30 tuổi đầu rồi mà còn sống vô trách nhiệm, lăng nhăng làm vợ buồn, làm bố mẹ phiền lòng. Rằng là thằng đàn ông, khi đã lựa chọn yên bề gia thất rồi thì phải sống có trách nhiệm, phải có lòng tự trọng… Nam phải hết sức kiên nhẫn, đợi bố mắng xong thì bình tĩnh hỏi lại. Lúc này, bố giải thích rằng, vợ Nam vừa gọi điện mách tội anh. Nửa đêm qua, cô phát hiện ra hình như Nam có bồ vì tin nhắn tình cảm gửi đến… Trong khi đó, thực tế Nam chẳng có quan hệ mờ ám với ai. Anh cũng hiếm khi có thói quen nhắn tin với người khác. Vội mở điện thoại, xem lại, Nam thấy đúng là có tin từ một số máy lạ. Nhưng lời lẽ trong tin cũng không quá tình cảm. Nam bấm máy gọi lại số ấy và anh nhận được lời xin lỗi là: “Gửi tin nhầm số!”…
Nam bực vợ vô cùng. Anh thấy chuyện chưa có gì quá nghiêm trọng mà cô đã làm ầm lên với bố mẹ chồng. Anh nghĩ, trong chuyện này, đáng lẽ cô hoàn toàn có thể hỏi thẳng chồng để cả 2 cùng tìm hiểu thì sẽ đỡ phức tạp hơn.
Thay vì tin tưởng và cùng ngồi xuống trò chuyện với chồng nhiều người vợ lại chọn cách trút sang người thứ 3
***
Còn nhiều lần xích mích khác nữa. Nam đều không thể lý giải được tại sao vợ lại hay chọn cách tìm đến những người khác như bố mẹ đẻ, em chồng, bạn thân của chồng, sếp của chồng, hàng xóm… để “mách tội” chồng, lên án anh, để lôi kéo họ vào làm đồng minh của mình và chống lại chồng? Bởi thế, đã không ít lần Nam nhận thấy cách làm của vợ không hề giải quyết được vấn đề mà chỉ làm xung đột thêm chồng chất.
Một hôm, nhân lúc vợ chồng đang vui vẻ, hòa thuận, Nam thẳng thắn góp ý với cô. Anh kể lại một số lần xung đột của 2 đứa, cách hành xử của vợ rồi chia sẻ cảm giác buồn rầu, tổn thương của mình. Sau đó, Nam góp ý với vợ rằng, trong các cách giải quyết xung đột thì việc “người trong cuộc” ngồi lại đối thoại vẫn là tốt nhất. Khi vợ chồng có gì đó không hài lòng, nên “đóng cửa bảo nhau” trước. Nếu sự việc không có kết quả hoặc quá trầm trọng thì mới cần đến sự trợ giúp của người khác.
“Đóng cửa bảo nhau”
- Khi vợ chồng có xung đột, nếu luôn sử dụng cách “mách lẻo”, tìm kiếm sự trợ giúp của người khác thì sẽ giống như đang dùng con dao 2 lưỡi.
- Đó là biểu hiện của việc không tôn trọng người bạn đời, sống phụ thuộc và chưa biết cách giải quyết vấn đề.
- Khi có mâu thuẫn, vợ chồng nên tôn trọng nguyên tắc “đóng cửa bảo nhau” để cùng tìm cách giải quyết vấn đề trước mắt.
|