Không giấu con chuyện ly hôn

31/08/2015 - 10:04
Nếu không thể sống được cùng nhau, thay vì giấu giếm, cha mẹ nên nói rõ cho con trẻ hiểu.
Gia đình Lan có 3 thành viên. Ngôi nhà lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. Nhưng tình cờ một lần Lan nghe được tiếng cãi vã của ba mẹ. Họ muốn chia tay, đường ai nấy bước, không còn muốn sống trong cảnh giả tạo nữa.

“Tôi đã quá mệt mỏi khi phải đóng kịch rồi”, mẹ Lan nói thế. Thì ra lâu nay, vì muốn làm con vui mà ba và mẹ dựng lên màn kịch hạnh phúc.

Lan buồn, hoang mang với câu hỏi: “Không biết sau này mình sẽ sống với ai, mẹ hay ba? Cuộc sống sẽ ra sao khi thiếu vắng một người thân?”.

Trẻ càng nhỏ thì đón nhận tâm lý cha mẹ ly hôn dễ chịu hơn ở tuổi “dở dở ương ương”. Ảnh minh họa: Internet
 
Thực ra ngay từ khi lấy nhau, ba và mẹ Lan đã không có tình cảm. Do không có tình yêu nên hai người sống rất hời hợt. Rồi Lan ra đời, cả hai gác bỏ những nhạt nhẽo, lạnh lùng để lo cho cô con gái nhưng sự giả tạo ấy kéo dài không lâu.

Trẻ nhỏ vốn hồn nhiên, mỏng manh như trang giấy trắng. Đang hạnh phúc trong vòng tay ba mẹ, đột nhiên ba mẹ ra tòa ly dị, tất nhiên trẻ sẽ buồn, hụt hẫng.

Chuyện người lớn rất phức tạp nên trẻ sẽ không thể nào hiểu được nỗi khổ của ba mẹ.

Vì vậy, nếu không thể sống được cùng nhau, thay vì giấu giếm, cha mẹ nên nói rõ cho con trẻ hiểu. Trẻ càng nhỏ thì đón nhận tâm lý dễ chịu hơn ở tuổi “dở dở ương ương”.

Cần giải thích cho trẻ hiểu việc ly dị không phải là chấm hết, ba mẹ dù không sống chung vẫn là bạn và yêu thương trẻ vô cùng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm