Một số người muốn ăn sáng bằng bánh Trung Thu nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng thói quen này có thể làm tổn thương dạ dày.
Bởi bánh Trung Thu chứa hàm lượng cao chất béo và đường nên rất khó tiêu hóa và ăn khi đói sẽ kích thích tiết axít dạ dày, gây ra chứng ợ nóng.
Đối với một số người mắc các bệnh về dạ dày có thể xuất hiện các cơn đau.
Không nên ăn bánh Trung Thu sau khi ăn cơm
Sau bữa ăn chính không nên lập tức ăn bánh Trung Thu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên ăn loại bánh này vào khoảng 3 giờ đồng hồ sau khi ăn cơm.
Bởi khi vừa ăn cơm, dạ dày chưa tiêu hóa hết thức ăn, nếu lập tức ăn bánh Trung Thu sẽ dẫn đến chứng khó tiêu.
Không nên ăn đêm bằng bánh Trung Thu
"Cần giữ mình" khi ăn bánh Trung Thu
Bánh trung thu chứa nhiều chất béo, đường, có thể cung cấp cho cơ thể tới 800 calo đối với loại bánh hai lòng đỏ trứng. Vì vậy, nếu bạn ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đối với những người huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh nhân đái tháo đường phải hạn chế ăn loại bánh này.
Ngoài ra, nếu ăn nhiều bánh Trung Thu quá ngọt sẽ làm tăng tiết axít dạ dày có thể gây ra viêm loét dạ dày tá tràng.
Chức năng dạ dày của trẻ em và người già tương đối yếu nên nếu ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu.
Ngay cả đối với những người khỏe mạnh nếu ăn quá nhiều bánh Trung Thu cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho lá lách và dạ dày, gây mất cảm giác ngon miệng, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Vì vậy, bánh Trung Thu không thể thay thế cho các bữa ăn chính.
Nên ăn bánh Trung Thu với gì?
Ngoài ra, loại bánh này còn có thể kết hợp với trà nóng hoặc cốc nước ấm, vừa có thể làm dịu cơn khát vừa có thể loại bỏ các mùi vị lạ, thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Tuyệt đối không nên uống đồ uống lạnh khi ăn bánh Trung Thu để tránh gây chứng khó tiêu hoặc tiêu chảy.