Kiệt sức vì ước mơ của cha mẹ

28/03/2016 - 17:51
Không cần biết khả năng, đam mê của con, nhiều cha mẹ ép con bằng mọi cách phải đạt được ước mơ, hoài bão của chính họ.
Nhiều trẻ học đàn vì ước mơ của cha mẹ. Ảnh minh họa

Gia đình có điều kiện nên cha mẹ bé Hoàng Thùy Minh (Khu đô thị Mỹ Đình, Hà Nội) rất kỳ vọng vào con. Từ bé, Thùy Minh đã được tạo điều kiện để học các môn nghệ thuật, từ múa, khiêu vũ đến đánh đàn… Nhờ người quen giới thiệu, Thùy Minh theo học một giảng viên dạy đàn piano có tiếng. Mẹ ép học đều đặn, lại có khả năng thẩm âm tốt nên khả năng chơi đàn piano của Thùy Minh được đánh giá cao.
Những năm tiểu học, việc học ở trường lớp không quá vất vả nên việc học đàn của Thùy Minh cũng không thành áp lực. Tuy vậy, em hầu như không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí như những người bạn đồng lứa. Ngoài học đàn ở nhà cô, tối nào em cũng phải luyện đàn 1-2 tiếng. Đó là chưa kể, em còn phải học tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ 2 buổi/tuần. Hai ngày cuối tuần, khi bạn bè được đi chơi, đi dã ngoại thì Thùy Minh chạy hết lớp học thêm nọ đến lớp năng khiếu kia. Dù biết con học vất vả nhưng chị Phan Kiều Hương (mẹ bé Thùy Minh) lại cho rằng, phải nỗ lực như vậy sau này con gái chị mới có thể trở thành “công dân toàn cầu”.

Cha mẹ cần phải cho trẻ một tuổi thơ đẹp đẽ, vui tươi. Ảnh minh họa

Lên THCS, khi lượng kiến thức phải học ở trường ngày càng nhiều, Thùy Minh tỏ rõ sự mệt mỏi. Ngoài việc học tập căng thẳng ở trường, cứ tan học, Thùy Minh lại vội vã để kịp giờ học ở Học viện Âm nhạc Quốc gia. Việc học đàn của em càng lớn càng khắc nghiệt, đến mức nhiều tối Minh ngủ gục trên cây đàn vì cảm thấy kiệt sức.

Đến lớp, Thùy Minh hầu như không có thời gian chơi với các bạn. Bài vở, em đều tranh thủ làm ngay trong lúc nghỉ giải lao. Nhìn em bơ phờ, mỏi mệt, không còn vô tư, hồn nhiên, các cô giáo rất thương. Có lúc Minh vừa khóc, vừa tâm sự với cô chủ nhiệm rằng em không có hứng thú với việc học đàn, nhưng vì cha mẹ mà luôn luôn phải cố gắng.

Nhiều cha mẹ bắt con chạy theo ước mơ của mình không cần biết con có thích hay không, kể cả con phải sống không có tuổi thơ, với họ cũng... chẳng hề gì. 

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm