'Lá chắn' để con đối diện nỗi sợ hãi và nguy cơ tổn thương

02/03/2017 - 14:37
Con trẻ có khi phải đối diện với nhiều nỗi sợ hãi và những nguy cơ tổn thương tiềm ẩn. Ví dụ trẻ bị phạt, bị coi thường và xúc phạm, bị chế nhạo hoặc bắt nạt... Cha mẹ cần làm gì để giúp con vượt qua những nỗi sợ này?
Hiểu rõ vấn đề của trẻ
 
Đứng trước mặt giáo viên, bọn trẻ thường cảm thấy lo sợ, nhất là khi chúng có lỗi. Áp lực thi cử cũng là nỗi lo sợ thường thấy đối với trẻ học kém. Khi ấy, bạn cần nói để con hiểu: Sự phê bình của thầy cô chỉ là muốn tốt cho con, có thể con cảm thấy buồn nhưng sự nghiêm khắc của thầy cô không có gì đáng phải sợ.

Những kiểu bắt nạt mà trẻ thường gặp ở trường là bị trẻ lớn hơn uy hiếp, đánh chửi, trấn lột tiền bạc và đe doạ “không được cho người khác biết”. Nhiều trẻ phản ứng bằng cách giữ im lặng, nín nhịn nhưng biểu hiện qua tâm trạng bị ức chế, phiền muộn. Khi biết con bị bắt nạt, bạn hãy tỏ thái độ bênh vực nhưng cần công tâm, bình tĩnh để giúp trẻ hiểu ra cái đúng - cái sai. Không phải trong mọi trường hợp con bạn đều đúng.
family_happy_parents.jpg
 Cha mẹ thường xuyên quan tâm, tôn trọng và bình đẳng với con, khi gặp khó khăn con mới tin tưởng
Điều chỉnh tâm lý

Ở trường, nếu con bị đối xử không công bằng, chịu sự trừng phạt nặng nề, cha mẹ nên gặp thầy cô trao đổi để hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện đã xảy ra. Thông thường, thầy cô chỉ trách phạt học sinh khi chúng mắc lỗi, cha mẹ cần công tâm giúp con nhận ra sai lầm, khuyết điểm và kịp thời sửa chữa.
Tuy nhiên, không phải lúc nào sự phê bình chỉ trích hoặc biện pháp cứng rắn cũng giúp trẻ nhận thức được lỗi lầm, đôi khi lời khuyên bảo cụ thể có tác dụng tốt hơn: Nếu đúng là con đánh bạn thì phải xin lỗi bạn, lấy đồ của người khác thì phải đem trả, kết quả học tập không tốt thì phải cố gắng ở kỳ sau...
 
Tự xử lý

Nếu sự việc không quá nghiêm trọng và không xảy ra thường xuyên thì cha mẹ không nhất thiết phải "ra tay". Hãy để con tự tìm cách giải quyết những vấn đề nó gặp phải, nếu bảo vệ con quá mức, khả năng tự vệ của trẻ sẽ bị thui chột.

Việc cha mẹ thường xuyên đứng ra can thiệp, giải quyết những chuyện nhỏ nhặt cho con càng khiến vị trí của trẻ giảm sút trong mắt bạn bè. Nếu con đã lớn, cha mẹ chỉ cần nhắc nhở, khích lệ, gợi ý giải pháp và hãy để con tự giải quyết việc của mình.
 
Tìm kiếm sự giúp đỡ
ptg00851768.jpg
Cha mẹ thường xuyên quan tâm, tôn trọng và bình đẳng với con thì khi gặp khó khăn thì trẻ mới tin tưởng, cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ. Nếu trẻ không muốn chứng tỏ mình yếu đuối, bạn có thể đưa ra lời khuyên: "Trong cuộc sống, ai cũng có lúc cần đến sự giúp đỡ của người khác, ví dụ khi bị ốm, con cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Nếu con im lặng, kẻ vui sướng nhất chính là kẻ đã bắt nạt được con". Hoặc: “Nếu con cứ giấu giếm và lùi bước, bọn chúng sẽ càng bắt nạt. Nhưng khi con nói cho người lớn biết, người lớn nhất định sẽ có cách giúp con chiến thắng những kẻ xấu đó”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm