Trước hàng loạt các vụ bạo hành trẻ có liên quan đến người giúp việc trong thời gian qua, mới đây, Bibo Mart đã tổ chức Tọa đàm “Nuôi con cùng người giúp việc”. Chương trình nhằm mục đích cung cấp tới các ba, mẹ, người giúp việc, những người chăm sóc trẻ hàng ngày các kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ, từ đó ngăn ngừa và hạn chế tình trạng bạo hành trẻ em.
Tại buổi tọa đàm, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, nguyên nhân dẫn tới bạo hành ở trẻ nhỏ chủ yếu là trong quá trình cho các bé ăn. Bởi chế độ ăn uống dành cho trẻ nhỏ ở khá đặc biệt. Nếu những người hàng ngày chăm sóc trẻ không có kỹ năng cho trẻ ăn dặm, không hiểu được “khủng hoảng” trong tâm sinh lý của trẻ trong giai đoạn ăn dặm… thì việc chăm sóc trẻ rất dễ trở thành “cuộc chiến” nhiều nước mắt và dẫn tới bạo hành trẻ dưới nhiều hình thức.
Thiếu tá, Tiến sĩ Chu Thị Tú, phó trưởng bộ môn Luật Hình sự, Học viện Cảnh sát nhân dân, chia sẻ: Người giúp việc tại Việt Nam vừa hạn chế về kĩ năng chăm sóc trẻ, lại vừa không nhận thức được hành vi bạo hành trẻ là hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế, nhiều trường hợp người giúp việc bạo hành trẻ sau khi bị bắt giữ mới biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, khi thuê người giúp việc, bố mẹ phải giải thích cho người giúp việc biết những hành vi bạo hành trẻ là vi phạm pháp luật hình sự.
Còn Tiến sĩ tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên Trần Thành Nam cho biết, qua nghiên cứu, việc gia đình đặt camera giám sát người giúp việc không làm cho tình trạng bạo hành trẻ giảm xuống mà thậm chí còn tăng thêm. Nguyên nhân là do việc đặt camera khiến người giúp việc cảm thấy nhà chủ không có niềm tin, luôn luôn theo dõi họ. “Vì thế, người giúp việc sẽ làm với tinh thần đối phó: Làm trước mặt thì ổn, trước camera thì ổn, còn việc gì khó khăn thì lôi ra... góc khuất camera mà hành xử" - Tiến sĩ Trần Thành Nam cho hay.
Theo tiến sĩ Nam, khi chung sống người giúp việc, các gia đình phải thực hiện 4 bước: Dung - dưỡng - giáo - dục. Đó là: Trước tiên, chúng ta phải biết chấp nhận, dung hòa một số điểm khác biệt ở họ so với gia đình ta. Tiếp đó, chúng ta phải coi họ như một thành viên trong gia đình, biết quan tâm, chăm sóc đến sức khỏe và cảm xúc của họ. Sau đó, hướng dẫn, cung cấp cho học những kỹ năng làm việc gia đình và chăm sóc trẻ. Cuối cùng, quan sát và để họ tự làm việc nhà, chăm sóc trẻ, khiển trách và khen ngợi những khi cần thiết.
Theo tiến sĩ Nam, khi chung sống người giúp việc, các gia đình phải thực hiện 4 bước: Dung - dưỡng - giáo - dục. Đó là: Trước tiên, chúng ta phải biết chấp nhận, dung hòa một số điểm khác biệt ở họ so với gia đình ta. Tiếp đó, chúng ta phải coi họ như một thành viên trong gia đình, biết quan tâm, chăm sóc đến sức khỏe và cảm xúc của họ. Sau đó, hướng dẫn, cung cấp cho học những kỹ năng làm việc gia đình và chăm sóc trẻ. Cuối cùng, quan sát và để họ tự làm việc nhà, chăm sóc trẻ, khiển trách và khen ngợi những khi cần thiết.
Đại diện cho các gia đình đang sống chung với người giúp việc, MC Ninh Quang Trường mạnh mẽ lên tiếng: "Chúng ta cần phải thay đổi lối suy nghĩ cho rằng người giúp việc là "con sen - con ở". Trong gia đình tôi, người giúp việc được coi là một "nhân sự cấp cao" bởi thiếu bác một ngày là công việc của từng thành viên trong gia đình bị đảo lộn".
Đồng quan điểm này, MC Minh Trang cũng đánh giá cao vai trò của người giúp việc trong gia đình: "Những người giúp việc chính là động lực âm thầm, đứng đằng sau tạo nên thành công, địa vị cho những người phụ nữ trong xã hội hiện nay. Họ đã giúp giải phóng bớt sức lao động cho người phụ nữ trong gia đình, để họ chuyên tâm hơn vào công việc của mình".
Minh Trang chia sẻ, khi còn học ở Mĩ, cô đã tìm kiếm một công việc làm thêm là nghề trông trẻ. Ở Mĩ, trông trẻ là một nghề được xã hội chân trọng và đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề.
Minh Trang chia sẻ, khi còn học ở Mĩ, cô đã tìm kiếm một công việc làm thêm là nghề trông trẻ. Ở Mĩ, trông trẻ là một nghề được xã hội chân trọng và đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề.
Được biết, tại các nước phát triển, những người giúp việc đều được đào tạo miễn phí một khóa cơ bản về cách chăm sóc trẻ, cách xử lý, cấp cứu cho các em bé trong nhiều tình huống… và được cấp chứng chỉ nghề nghiệp trước khi làm việc.