Liên kết, tìm đầu ra cho đặc sản miền núi

Bài, ảnh: Hoàng Oanh
20/11/2024 - 13:28
Liên kết, tìm đầu ra cho đặc sản miền núi

Đặc sản vùng cao được giới thiệu, quảng bá tại các điểm du lịch trong xã

Với mục tiêu khai thác các nguồn lực và phát huy thế mạnh sẵn có của mỗi địa phương, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh các giải pháp liên doanh liên kết sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa, xúc tiến thương mại, tăng thu nhập cho người dân.
Liên kết, tìm đầu ra cho đặc sản miền núi - Ảnh 1.

Sà Phìn là xã biên giới khó khăn nhất của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Trước đây, bà con nông dân ở vùng cao Sà Phìn hầu như chỉ quen với phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún theo kiểu mạnh ai nấy làm, ít quan tâm đến khái niệm liên doanh liên kết trong sản xuất hàng hóa.

Liên kết, tìm đầu ra cho đặc sản miền núi - Ảnh 2.

Thông qua các mô hình phát triển kinh tế người dân đã từng bước biết cách phát triển mở rộng sản xuất theo hướng hàng hóa, cung cấp cho thị trường địa phương mà chủ yếu là cho các nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch khi đến với Đồng Văn.

Liên kết, tìm đầu ra cho đặc sản miền núi - Ảnh 3.

Hợp tác xã Lanh Trắng là một điển hình giúp nâng cao giá trị sản xuất, gia tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Những chiếc váy, áo của người Mông được làm bằng sợi lanh đã giúp hàng chục hộ gia đình ở xã Sà Phìn thoát nghèo, có cuộc sống ổn định với khoản thu nhập 4 - 10 triệu đồng/tháng.

Liên kết, tìm đầu ra cho đặc sản miền núi - Ảnh 4.

Chủ tịch UBNDD xã Sà Phìn Hầu Mí Say cho biết: Hiện xã đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, trưng bày sản phẩm của xã và của huyện tại các điểm du lịch để hỗ trợ kích cầu, tiêu thụ các sản phẩm các sản phẩm đặc trưng của cao nguyên đá như thổ cẩm, mật ong bạc hà, các sản phẩm từ tam giác mạch, sâm khoai, thảo mộc...

Liên kết, tìm đầu ra cho đặc sản miền núi - Ảnh 5.

Với mục tiêu khai thác các nguồn lực và phát huy thế mạnh sẵn có của mỗi địa phương, Sà Phìn đã đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã, từ đó nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn của xã.

Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2015 và tiếp nối là giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13/7/2021.

Đây là chương trình đặc thù, hết sức cần thiết, nhằm phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với địa bàn khó khăn này.

Chương trình được thực hiện trên phạm vi 287 huyện thuộc 48 tỉnh, thành phố trên cả nước theo Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian thực hiện được bắt đầu từ năm 2021 đến hết năm 2025.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm