Lời khuyên khi đeo kính áp tròng trong mùa hè tránh gây hại cho mắt

Vân Anh
06/04/2023 - 15:29
Lời khuyên khi đeo kính áp tròng trong mùa hè tránh gây hại cho mắt
Đeo kính áp tròng vào những ngày hè có thể gây khô, kích ứng hoặc mờ mắt. Tuy nhiên, bằng một số mẹo hữu ích, bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn, đảm bảo sức khoẻ cho mắt khi đeo loại kính này.

Dành nhiều thời gian hơn ở ngoài trời trong những tháng mùa hè có thể gây khó khăn cho mắt nếu bạn đeo kính áp tròng (lens mắt). Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gió và bụi bẩn nhiều hơn có thể khiến mắt đỏ, khó chịu, nóng rát, thậm chí hơi châm chích, đau nhức.

Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho mắt cũng như tạo sự thoải mái khi đeo kính áp tròng, mọi người nên lưu ý một số lời khuyên sau.

1. Vừa đeo kính áp tròng, vừa đeo kính râm khi ra ngoài

Khi bạn đeo kính áp tròng, mắt bạn dễ bị đau, mỏi mắt sau khi tiếp xúc với nắng, bụi bẩn và gió suốt cả ngày.

Hơn nữa, khi tiếp xúc với gió có thể làm khô mắt và kính áp tròng của bạn. Đeo kính râm trong khi đeo kính áp tròng sẽ tạo ra một hàng rào bảo vệ mắt khỏi tác động làm khô của gió.

Ngoài ra, đeo kính râm vào mùa hè có thể giúp làm dịu mắt, bảo vệ mắt trước tác động của tia cực tím. Nhưng bạn nên lựa chọn mua kính râm có chất lượng tốt, có như vậy mới đảm bảo có tác dụng bảo vệ mắt cao.

Một số lời khuyên khi đeo kính áp tròng trong mùa hè tránh gây hại cho mắt - Ảnh 1.

Đeo kính râm trong khi đeo kính áp tròng sẽ tạo ra một hàng rào bảo vệ mắt khỏi tác động làm khô của gió (Ảnh: Internet)

2. Đeo kính áp tròng có tích hợp khả năng chống tia cực tím

Các bạn nên lựa chọn mua kính áp tròng có chức năng chống tia cực tím, kết hợp kính áp tròng chặn tia UV với kính râm là một cách tăng hiệu quả chống tia cực tím. Tuy nhiên, dù kính áp tròng có thể làm giảm tia UV tác động tới mắt của bạn nhưng không thể thay thế cho loại kính râm chống tia UV. Vì khi đeo kính áp tròng mà không đeo kính râm, mí mắt và phần xung quanh mắt của bạn vẫn có thể bị tổn thương từ các yếu tố như gió, nắng, bụi, ...

Ngoài ra, kết hợp lens mắt chặn tia UV với kính râm là một cách cực kỳ dễ dàng để tăng gấp đôi tăng khả năng chống tia cực tím.

3. Dùng kính áp tròng sử dụng một lần

Bạn có thể cân nhắc lựa chọn đeo kính áp tròng sử dụng một lần nếu như bạn bị khô mắt hoặc dễ dị ứng. Đối với các loại kính áp tròng dùng nhiều lần, khả năng bị nhiễm bụi, vi khuẩn, ... là rất cao, các yếu tố này dễ gây hại và làm tổn thương đến mắt.

Hơn nữa, dù bạn có thể vệ sinh kính áp tròng, nhưng vệ sinh đúng cách và thường xuyên là điều khá khó khăn với nhiều người.

Một số lời khuyên khi đeo kính áp tròng trong mùa hè tránh gây hại cho mắt - Ảnh 2.

Những người bị khô mắt và hay dị ứng nên sử dụng kính áp tròng sử dụng một lần (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, nếu bạn chưa thể thay thế sang kính áp tròng dùng một lần, bạn nên vệ sinh lens mắt của mình một cách thường xuyên bằng cách sau:

- Bước 1 - Rửa kính: Trước khi tháo hoặc rửa kính, bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng. Sau đó, nhỏ một vài dung dịch rửa kính lên rồi chà nhẹ nhàng. Lưu ý, không được dùng xà phòng, nước rửa tay hoặc nước lọc để vệ sinh kính.

- Bước 2 - Ngâm kính: Cho kính vào hộp đựng nhỏ, đổ dung dịch rửa kính áp tròng sao cho ngập kính và ngâm ít nhất là 4 tiếng hoặc để qua đêm.

- Bước 3 - Rửa lại kính một lần nữa: Sau khi ngâm kính qua đêm, bạn nên rửa kính lại một lần nữa với dung dịch rửa kính để đảm bảo loại bỏ được hết bụi bẩn, vi khuẩn rồi mới sử dụng tiếp.

4. Không nên đeo kính thường xuyên

Đeo kính áp tròng thường xuyên có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các tế bào trong mắt, dễ gây trầy xước giác mạc, nguy hiểm hơn gây viêm loét giác mạc và làm giảm thị lực.

Vì vậy, bạn nên đưa ra kế hoạch đeo lens hợp lý, chỉ đeo khoảng vài ngày một tuần. Vào những ngày không đeo kính áp tròng, bạn nên đeo kính thường để bảo vệ mắt, vì đối với những người đeo kính áp tròng, nguy cơ nhiễm trùng mắt thường cao hơn bình thường.

5. Không đeo kính áp tròng khi đi ngủ

Sau một ngày dài đeo kính áp tròng và chịu tác động như bụi, gió, ánh nắng, ... bạn nên nhớ phải tháo gỡ kính sau khi trở về nhà, đặc biệt khi đi ngủ. Theo CDC, nếu bạn đeo kính áp tròng khi đi ngủ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt lên gấp 6 đến 8 lần.

Chẳng hạn như trường hợp của một chàng trai tên Mike Krumholz sống ở Mỹ đã đeo kính áp tròng khi ngủ trưa trong khoảng 40 phút. Sau khi ngủ dậy, Mike thấy mắt cộm, ngứa rất khó chịu và ngay lập tức đã tháo kính áp tròng ra. Tới sáng hôm sau, nam thanh niên cảm thấy đau nhức mắt dữ dội và đến bệnh viện thăm khám, Mike được bác sĩ chẩn đoán nhiễm nhiễm trùng mắt do acanthamoeba.

Một số lời khuyên khi đeo kính áp tròng trong mùa hè tránh gây hại cho mắt - Ảnh 3.

Đeo kính áp tròng khi đi ngủ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt lên gấp 6 đến 8 lần (Ảnh: Internet)

6. Không đeo kính áp tròng khi đi bơi

Khi bạn đi bơi ở hồ, sông hay biển, đừng nên đeo kính áp tròng. Vì trong các hồ bơi thường được khử trùng với lượng clo cao, và đây là nơi có thể tồn tại ký sinh vật acanthamoeba - một loại amip có thể gây nhiễm trùng mắt, dẫn tới tình trạng viêm loét giác mạc mắt.

Ngoài ra, acanthamoeba còn được tìm thấy với nồng độ cao hơn ở các sông và hồ nước đọng, ấm áp, nhưng không được tìm thấy phổ biến trong nước biển. Mặc dù loại nhiễm trùng này rất hiếm gặp, nhưng đeo kính áp tròng trong nước là một yếu tố rủi ro.

Một số lời khuyên khi đeo kính áp tròng trong mùa hè tránh gây hại cho mắt - Ảnh 4.

Đeo kính áp tròng trong nước có thể gây nhiễm acanthamoeba - amip gây nhiễm trùng mắt (Ảnh: Internet)

7. Dùng thuốc nhỏ mắt thường xuyên khi đeo kính áp tròng

Đeo kính áp tròng cùng với việc chịu tác động từ gió, ánh nắng có thể khiến mắt bạn bị khô, đau mỏi. Thường xuyên nhỏ thuốc làm ướt lại kính áp tròng sẽ giữ cho kính áp tròng của bạn ngậm nước, giữ cho mắt cảm thấy thoải mái và duy trì thị lực rõ ràng. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên nhỏ mắt từ 2 đến 3 lần, sau khi tháo kính áp tròng việc vệ sinh mắt lại một lần nữa cũng là điều cần thiết.

Tuy nhiên, không phải loại nước nhỏ mắt nào cũng tương thích với kính áp tròng và mắt của bạn. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc nhỏ phù hợp.

Nguồn: Verywellhealth.com
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm