Lý do chị gái Mark Zuckerberg quyết rời Facebook để lập công ty riêng

01/03/2019 - 15:22
Định hướng công việc và đưa các cô gái trẻ tiếp cận, làm việc trong ngành khoa học - công nghệ chính là một trong những lý do khiến Randi Zuckerberg - chị gái của "cha đẻ" Facebook Mark Zuckerberg - rời khỏi Facebook và thành lập công ty truyền thông Zuckerberg Media.

Nhân kỷ niệm 15 năm ngày mạng xã hội Facebook ra đời, CNN đã thực hiện bộ phim tài liệu "Sự phức tạp của Facebook ở tuổi 15". Trong bộ phim này, CNN cũng dành một phần để phỏng vấn chị gái của Mark, Randi Zuckerberg (sinh năm 1982), lý do cô rời khỏi Facebook sau 7 năm cống hiến cho Facebook - biến nó từ một công ty vô dành thành tên tuổi tầm cỡ thế giới như ngày nay.

Một trong những lý do chính rời khỏi Facebook và thành lập công ty truyền thông Zuckerberg Media mà Randi chia sẻ với Laurie Segall - phóng viên CNN trong cuộc phỏng vấn - là để thực hiện mong muốn đưa các cô gái trẻ tiếp cận, làm việc trong ngành khoa học và công nghệ.

 

kn.jpg
Randi Zuckerberg

 

Randi chia sẻ trên CNN: “Tôi rất yêu thích công việc đã làm ở Facebook nhưng tôi ghét việc mình luôn là người phụ nữ duy nhất trong văn phòng, các cuộc họp trong suốt 10 năm qua”. Randi luôn cảm thấy rất phúc tạp về vai trò giới tính ở thung lũng Silicon (Mỹ). Trong hầu hết các công ty tại thung lũng Silicon, nhân viên nam đều áp đảo. Theo Randi, thung lũng Silicon đang bỏ mất cơ hội làm việc với những người phụ nữ và sắp bỏ qua các cô bé am hiểu, yêu mến công nghệ.

Ngoài ra, cô muốn thoát ra khỏi "cái bóng" của em trai mình, xây dựng chính sự nghiệp với tầm nhìn của mình. Randi muốn mình là đạo diễn cho chính cuộc sống của mình.

 

5aa2ec5b3be59f1f008b4585.png
Randi Zuckerberg (bìa phải) và em trai Mark Zuckerberg 

 

“Tôi muốn trở thành người tạo ra giải pháp, chứ không tiếp tục là tâm điểm của vấn đề, vì vậy tôi đã nghĩ mình cần phải bước ra khỏi thung lũng Silicon”, Randi chia sẻ với CNN, “Tôi thực sự muốn tự mình tạo ra một cái gì đó”.

Cô đã tìm ra điều mong muốn của mình là trông thấy một môi trường làm việc nơi có nhiều sự hiện diện của phụ nữ trong một căn phòng. Điều đó không giống như tại Facebook trong suốt 15 năm qua và hiện tại nó vẫn chưa thay đổi nhiều.

Đam mê về sư giao thoa giữa công nghệ và truyền thông, Randi đã ra mắt Zuckerberg Media, với sứ mệnh tạo ra nội dung truyền thông đặt những người phụ nữ và các cô gái thông minh, am hiểu công nghệ lên hàng đầu.

Trên CNN, Randi nói rằng cô rất biết ơn và vinh dự vì đã có cơ hội làm việc tại Facebook cũng như được làm các công việc liên quan đến khoa học và công nghệ. Còn bây giờ, cô muốn tạo ra cơ hội cho những người phụ nữ khác tiếp cận đến lĩnh vực này.

“Đó là nhiệm vụ của tôi, tôi sử dụng may mắn của mình để mở ra cánh cửa cho những người phụ nữ khác”, Randi bộc bạch. 

Sau những khảo sát nghiên cứu thị trường, Randi rất bất ngờ vì các môn khoa học công nghệ đã không còn là lựa chọn của các cô bé từ 9 tuổi. Các em đã coi những môn như toán và khoa học chỉ dành cho con trai. Chính vì thế, Randi đã bắt đầu khởi nghiệp từ công ty giải trí và truyền thông cho trẻ em. Cô muốn truyền cảm hứng cho các bé - những doanh nhân tương lai. Randi nghĩ nếu bỏ qua các cô bé này thì tình trạng mất cân bằng giới ở thung lũng Silicon sẽ tiếp tục kéo dài thêm 15 năm nữa. Zuckerberg Media truyền cảm hứng cho phụ nữ và các bé gái tiếp cận công nghệ từ nền văn hóa, truyền thông của nhạc pop và nghệ thuật.

Randi đã xuất bản 2 cuốn sách thiếu nhi. “Dot” là câu chuyện kể về một cô bé rất tinh nghịch và hiểu biết về công nghệ. Cô bé mặc một chiếc váy màu hồng và có thể chế tạo ra robot. “Dot” đã được sản xuất thành một bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em trên NBC Sprout, hợp tác với nhà sản xuất Jum Henson. Cuốn sách thiếu nhi thứ 2 của Randi, “Miss President”, là một cuốn tiểu thuyết đồ họa kể về cô bé 9 tuổi sau này trở thành Tổng thống Mỹ. Randi mong muốn xây dựng và định hướng cho các bé trở thành công dân kỹ thuật số.

 

randi_bothbooks.jpg
Cô là tác giả của cuốn sách thiếu nhi “Dot”

 

Randi chia sẻ với phóng viên CNN, khi cô bắt đầu hành trình đi ra khỏi thung lũng Silicon, cô đã không nghĩ mình sẽ là một doanh nhân.

“Kinh nghiệm ở thung lũng Silicon cho tôi nhận ra rằng, mỗi người trong chúng ta đều có tiềm năng trở thành một nhà sáng tạo, nhà phát minh. Thực sự đó là sứ mệnh cuộc sống của tôi, tôi cũng hy vọng nhiều phụ nữ và các bé gái cũng cảm thấy như vậy”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm