Mách bạn cách chọn mua thớt đảm bảo an toàn cho sức khỏe

08/07/2018 - 13:36
Thớt là một vật dụng không thể thiếu trong mọi căn bếp. Để chọn mua và sử dụng thớt đúng cách, an toàn bạn cần lưu ý những điểm sau.

Chọn kích thước thớt phù hợp với không gian bếp

Chiếc thớt kích thước quá lớn sẽ chiếm diện tích, khó sử dụng, gây khó khăn trong việc vệ sinh trong bồn rửa cũng như bảo quản chúng. Thay vào đó, bạn có thể chọn thớt lớn kích thước khoảng 25 - 40 cm, bằng khoảng 2/3 kích thước bồn rửa chén sẽ dễ sử dụng cho mọi không gian bếp.

Chọn độ dày thớt theo loại thực phẩm thường dùng

Nếu bạn cần băm chặt thịt, cá, gà, vịt... thì 1 chiếc thớt có độ dày khoảng 2 - 5 cm sẽ tạo được sự chắc chắn, hạn chế trơn trượt trên mặt phẳng sử dụng, giúp việc sơ chế thực phẩm dễ dàng và hiệu quả hơn. Nhưng chúng sẽ khá nặng và gây khó khăn trong di chuyển, sử dụng.

Còn nếu chỉ sử dụng cho nhu cầu cắt thái rau củ, thịt thông thường mà không cần dùng nhiều lực thì 1 chiếc thớt có độ dày vừa phải khoảng 0.5 - 2 cm sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển, thao tác linh hoạt hơn, và vệ sinh cũng như bảo quản đơn giản hơn.

Chọn chất liệu thớt an toàn

Có 3 chất liệu thớt thông dụng: thớt gỗ, thớt nhựa và thớt thủy tinh. Trong đó:

Thớt thủy tinh

thot-thuy-tinh.jpg

- Là chất liệu an toàn nhất cho sức khỏe so với các loại chất liệu thớt khác, không mốc, ít bị mài mòn, hạn chế trầy xước, rất dễ vệ sinh.

- Tuy nhiên lại khó bảo quản, dễ nứt vỡ khi rơi rớt, chỉ dùng để cắt thái đơn giản, không dùng băm chặt thực phẩm được. Loại thớt này cũng được bày bán trên thị trường nhưng không phổ biến.

Thớt gỗ

 

thot-go.jpg

- Là loại thớt khá thông dụng, hiện hữu gần như trong mọi nhà bếp gia đình hay cửa hàng ăn uống bởi chất liệu tự nhiên từ gỗ cao su, gỗ nghiến, gỗ xà cừ... dễ sử dụng vì có thể băm chặt thực phẩm thoải mái.

- Tuy nhiên, chất liệu gỗ dễ ẩm mốc nếu không vệ sinh và bảo quản đúng cách.

- Nhược điểm của thớt gỗ là sau thời gian sử dụng bề mặt bị sủi mùn và nứt, tạo điều kiện cho nước từ thực phẩm ngấm vào sâu bên trong, khó làm sạch và là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Thớt gỗ cao su ghép

 

thot-cao-su.jpg

 

Cây cao su được đưa vào sử dụng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ khi cây đạt đến 30 năm tuổi - không còn cho mủ. Vì cây cao su thường có đường kính không lớn nên phải cắt thành từng thanh gỗ, sau đó sử dụng phương pháp ghép nối tạo liên kết thành tấm ván lớn.

Thớt cao su thân thiện với môi trường, ít bắt lửa, đặc biệt không ngậm nước, không thấm nước hạn chế ẩm mốc. Hơn nữa thớt có màu sắc tự nhiên, vân gỗ đẹp mắt hạn chế hoá chất đảm bảo an toàn sức khoẻ. Giá thành thớt gỗ chỉ từ 35.000đ, phù hợp với hầu hết túi tiền của người sử dụng.

Thớt nhựa

 

thot-nhua.jpg

 

Sản phẩm được làm từ chất liệu nhựa nguyên sinh LDPE, thường có màu trắng sáng, tiện cắt, thái thực phẩm, được sử dụng rộng rãi trong các gia đình, cửa hàng…Thớt nhựa với chất liệu nhựa gọn nhẹ, dễ dàng treo móc trên khay kệ, dễ chùi rửa, nhanh khô. Hạn chế ẩm mốc sau thời gian dài sử dụng. Tuy nhiên vì là chất liệu nhựa nên dễ bị biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hay lực va chạm tác động mạnh. Thớt chỉ sử dụng để cắt thái thức ăn đơn giản, không băm hay chặt được, dễ trơn trượt trên mặt bếp khi sử dụng. Thớt nhựa có giá từ 120.000đ/cái.

Hiện nay trên thị trường đã có loại thớt nhựa chứa chất microban diệt khuẩn. Bạn nên chọn loại thớt này vì nó có tác dụng phá vỡ chức năng tế bào của vi khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc sinh trưởng, phát triển trên bề mặt thớt.

Vệ sinh thớt đúng cách

Bạn cần vệ sinh sạch sẽ thớt ngay trước và sau khi sử dụng. Sau khi rửa sạch, phơi thớt ở vị trí khô, thoáng, tránh những nơi ẩm thấp. Khi vệ sinh thớt, nên rửa sạch bằng nước rửa chén pha chút nước ấm, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tiếp theo, cắt đôi trái chanh tươi, vắt nước chanh lên bề mặt thớt, sau đó rắc muối hạt hoặc baking soda lên bề mặt thớt có nước chanh. Cuối cùng, dùng miếng chanh chà xát lên bề mặt và rửa sạch lại bằng nước.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm