pnvnonline@phunuvietnam.vn
Mẹ Á hậu HHVN diện đồ hiệu tỷ đồng, con trai 365 ngày đi một đôi giày, lý do đây
Chẳng phải ngẫu nhiên mà người đẹp Việt thích diện đồ hiệu, đồ đắt tiền bởi tùy từng chiếc váy, chiếc túi sẽ có những đôi giày, kiểu tóc phù hợp riêng đem lại vẻ đẹp, giá trị cho con người. Khi có con, các bà mẹ này lại càng muốn làm đẹp để làm gương, cho con cảm thấy tự hào về mẹ của mình hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng mong muốn được phối đồ đẹp cho con, biến chúng trở thành những nhóc tỳ sạch sẽ, tươm tất và vô cùng đáng yêu trong những bộ đồ đắt tiền.
Tuy nhiên, điều đó có lẽ sẽ là khó đối với Á hậu Dương Tú Anh khi có cậu con trai Kem đang độ tuổi lên 3.
Cậu bé Kem đang bước vào độ tuổi lên 3.
Dương Tú Anh được cho là một trong những tín đồ hàng hiệu. Không ít set đồ của Á hậu khi đi làm, ở nhà, dạo phố được dân mạng "bóc trần" toàn là đồ hiệu có giá ước chừng từ vài chục triệu, cả trăm triệu cho đến cả tỷ đồng.
Á hậu Dương Tú Anh luôn được khen mặc đẹp.
Set đồ của mỹ nhân Việt này có giá quá khủng.
Tổng giá trị gần cả tỷ đồng.
Vì thế chắc hẳn bà mẹ cũng không tiếc tiền mua quần áo, giày dép hiệu cho cậu quý tử nhà mình. Thế nhưng, không phải đồ mẹ thích thì Kem đều ngoan ngoãn mặc.
Mới đây, bà mẹ Á hậu có một chia sẻ nhỏ về độ trưởng thành của cậu con trai lại đi chung với những khủng hoảng hài hước của trẻ lên 3.
"Dạo này lớn thật rồi huhu, biết phản ứng khi không hài lòng, biết từ chối khi không thích và không phải cái gì cũng chịu mặc...
Điển hình là đôi giầy này, mặc gì cũng chỉ đôi giày này, 365 ngày chỉ đi đôi giày này... Ôi tôi đau đầu quá cái tuổi lên 3" - mẹ Á hậu đau đầu cho biết.
Đôi giày xinh xắn được bé Kem lựa chọn đi cả năm trời vì quá thích.
Trước đó, cậu bé cũng chịu khó đội đồ hiệu do mẹ chuẩn bị lắm. Chiếc mũ lưỡi trai hiệu Fendi gần 10 triệu đồng.
Bà mẹ từng bỏ ra 4 triệu đồng để mua chiếc áo sơ mi hiệu Burberry.
Chia sẻ của bà mẹ có phần hài hước nhưng thực tế là vậy. Nhiều người bày tỏ lời khen ngợi cho sự đáng yêu vô đối của bé Kem đồng thời cũng lên tiếng chia sẻ với Tú Anh về những khó khăn của một bà mẹ đang nuôi con "tuổi khủng hoảng".
Thực tế, mẹ có biết mọi đứa trẻ hầu hết đều phải trải qua 3 giai đoạn “khủng hoảng tâm lý” sau:
- Giai đoạn 1: 2-3 tuổi (Khủng hoảng tuổi lên 3)
- Giai đoạn 2: 7-9 tuổi
- Giai đoạn 3: 12-18 tuổi (Tuổi teen)
Khi trẻ đang thuộc một trong những giai đoạn “khủng hoảng tâm lý” nêu trên thì thường có cá tính khá mạnh và cái tôi khá lớn. Con luôn làm những điều ngược lại với mong muốn của cha mẹ, thể hiện cái tôi của mình mọi lúc mọi nơi và muốn chứng tỏ mình “khác người”.
Không nghe lời, bồng bột, cãi lời bố mẹ là những biểu hiện tâm lý hết sức bình thường. Chúng ta nên biết rằng, không có đứa trẻ nào là không trải qua giai đoạn này, hơn nữa, các con cần nhận được sự cảm thông và chia sẻ và tôn trọng từ phía cha mẹ trong giai đoạn nhạy cảm này. Vậy thì chúng ta phải làm gì để cùng con chung sống hòa bình trong giai đoạn này?
3 nguyên tắc bố mẹ phải nhớ để cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng trong yêu thương:
- Nguyên tắc 1: Để con được khóc
Khóc là biểu hiện dễ thấy nhất của trẻ khi không bằng lòng với một việc gì đó. Trẻ có thể khóc rất nhanh, rất dễ dỗ, nhanh quên nhưng khi đang khó chịu, để nín ngay lập tức là điều gần như không thể.
Theo các nhà tâm lý học khi nghe tiếng khóc của một đứa trẻ, tim chúng ta sẽ đập nhanh, não sẽ thúc ép phải giải quyết vấn đề ngay. Và chúng ta thường cố gắng làm trẻ nín khóc bằng cách đáp ứng ngay yêu cầu của trẻ hoặc cứng rắn hơn là dùng những câu mệnh lệnh như “Nín ngay!” hay “Có im ngay đi không?” để ép trẻ nín khóc.
Nhưng khi bị ép nín khóc, trẻ sẽ ấm ức. Chúng không học được cách làm thế nào để kiểm soát cảm xúc của mình một cách tích cực. Đồng thời những cảm xúc tiêu cực bị đè nén lâu dài sẽ khiến trẻ dễ có những hành động tiêu cực như đập phá, la hét…để thể hiện sự giận dữ của mình.
Bởi vậy thay vì quát mắng, hãy cho trẻ được khóc, được xả cảm xúc khó chịu của mình. Hãy cố gắng bình tĩnh và giao tiếp với con bằng một cái ôm thật chặt. Hãy cho con thấy rằng bạn đồng cảm với cảm xúc bất an của con. Điều đó sẽ giúp trẻ an tâm và tin tưởng dù lúc đó vẫn đang khóc.
Nguyên tắc 2: Đối thoại với trẻ như hai người bạn
Khi con tức giận, hãy luôn đặt mình vào vị trí của con và tạo ra những cuộc đối thoại mở. Hãy lắng nghe con nói nguyên nhân con khó chịu, hãy gọi tên những vấn đề của trẻ. Đề nghị trẻ giải thích suy nghĩ, quan điểm của trẻ vì sao lại mong muốn như thế.
Khi trẻ nói về quan điểm của mình có thể chính trẻ cũng nhận ra là mình đang yêu cầu vô lý ra sao. Ngược lại, bạn cũng hiểu được cái lý trong suy luận của trẻ. Từ đó hai bên có thể thương lượng thay vì áp đặt quyền lực.
Nguyên tắc 3: Cùng trẻ tìm ra phương án giải quyết chứ đừng chỉ nói “Không”
Thay vì nói Không với đòi hỏi của trẻ, điều đầu tiên bố mẹ nên làm là hỏi con về điều con muốn là gì và muốn giải quyết như thế nào. Đừng vội phủ định bất cứ điều gì, hãy để con được nói ra những mong muốn của mình.
Bố mẹ cũng có thể hỏi ngược lại bé để bé đặt mình vào hoàn cảnh bé muốn để xem cách xử lý của bé ra sao. Thông thường câu hỏi kiểu này sẽ khiến bé phải suy nghĩ và dần nhận ra vấn đề: "Con thử nghĩ xem nếu con uống nước lạnh, cổ họng bị đau sưng lên thì con có khó chịu không? Nếu có bạn đến chơi với con nhưng lại đòi lấy chiếc xe đạp của con về nhà mà không được sự đồng ý của con thì con sẽ thấy thế nào?”
Thường khi đặt vào tình huống thực tế, trẻ sẽ dễ nhận ra hậu quả của các hành vi của mình, đồng cảm và dễ chấp nhận cách giải quyết mà bạn đưa ra hơn. Kể cả trong trường hợp bé chưa thể nhận ra điều đó, hãy giữ bình tĩnh và đưa ra các phương án giải quyết có thể chấp nhận được.