Còn nhớ cách đây 10 năm, khi còn là sinh viên, cả lớp tôi chỉ có một bạn có chiếc điện thoại di động là thuộc hàng VIP rồi. Giờ thì hầu như ai cũng dễ dàng sở hữu 1 chiếc điện thoại cầm tay, kể cả những học sinh nhỏ tuổi.
Tôi từng chứng kiến cảnh học sinh lạm dụng điện thoại di động ở bất kì đâu, bất kì lúc nào, thậm chí ngay cả trong giờ học. Các em quan tâm, mất nhiều thời gian cho thế giới ảo, chứ không để tâm tìm hiểu thông tin, kiến thức bổ ích để áp dụng vào cuộc sống thường ngày.
Tôi từng chứng kiến cảnh học sinh lạm dụng điện thoại di động ở bất kì đâu, bất kì lúc nào, thậm chí ngay cả trong giờ học. Các em quan tâm, mất nhiều thời gian cho thế giới ảo, chứ không để tâm tìm hiểu thông tin, kiến thức bổ ích để áp dụng vào cuộc sống thường ngày.
Mỗi đứa trẻ lớn lên nên có một kho tàng tri thức ở ngay trong ngôi nhà của mình. Ảnh minh họa: Internet
Mỗi đứa trẻ lớn lên nên có một kho tàng tri thức ở ngay trong ngôi nhà của mình. Ảnh minh họa: InternetThật đáng buồn khi gốc rễ lại bắt nguồn từ chính các phụ huynh. Từ nhỏ, nhiều em đã được cha mẹ cho làm quen và sử dụng điện thoại, máy tính bảng để chơi game, xem ca nhạc và cả những trò giải trí của người lớn.
Họ quên rằng trẻ học những cái xấu nhanh vô cùng. “Chất độc” ấy cứ dần dần bám vào tâm hồn và cách sống của trẻ, ăn mòn những kĩ năng sống cần thiết của trẻ từ trong gia đình.
Nếu phụ huynh quan tâm tới việc dạy con bằng văn hóa đọc, mỗi gia đình như một thư viện nhỏ, biết chia sẻ kiến thức văn hóa và trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc thay vì lạm dụng công nghệ thông tin, thì mỗi đứa trẻ lớn lên sẽ có một kho tàng tri thức và kĩ năng sống, có được niềm tin đạo đức vững bền từ cha mẹ.