Một người Thổ Nhĩ Kỳ tử vong ở Việt Nam

11/04/2016 - 16:10
Dù chỉ mắc cúm thường nhưng do chủ quan, 1 người Thổ Nhĩ Kỳ đã tử vong, 2 người khác đang trong tình trạng thở máy tại BV Nhiệt đới Trung ương.
ThS. Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới TƯ) cho hay, khi tới Việt Nam, người khách Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu có biểu hiện sốt, mệt mỏi kéo dài và nhập viện trong tình trạng viêm phổi nặng, suy hô hấp, được xác định do cúm. Sau 1 tháng điều trị, người bệnh đã không qua khỏi. Theo điều tra dịch tễ, tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi người này cư trú cũng xảy ra dịch cúm làm chết người.
cum.jpg
Một ca cúm nặng được điều trị
Cũng theo Ths.Bs Nguyễn Trung Cấp, thời điểm này, bệnh cúm phát triển mạnh. Nhiều người mắc cúm chủ quan nhưng thực tế đã có nhiều ca mắc cúm thông thường nhưng biến chứng nặng. Ngoài ca tử vong trên, BV đã tiếp nhận một số ca viêm phổi nặng do cúm nhưng may mắn bình phục. Chỉ trong 2 tuần gần đây, có 5 ca viêm phổi nghi ngờ mắc cúm nhập viện, trong đó có 2 ca được xác định nhiễm cúm A/H1N1 (cúm thường) và đang trong tình trạng thở máy.
 
Hiện Việt Nam đang lưu hành các chủng cúm như cúm A/ H1N1, cúm A/H3N2… Tuy nhiên, do virus cúm mùa biến đổi liên tục nên vaccine cúm phải tiêm nhắc lại hằng năm. Người mằc cúm này thường có biểu hiện nhẹ và tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, có trường hợp virus cúm tấn công gây viêm phổi khiến tình cảnh bệnh nặng thêm, nếu không điều trị kịp thời dễ tử vong. Khi có biểu hiện của bệnh cúm như sốt, hắt hơi, đau nhức toàn thân, chảy nước mũi... nếu vài ngày không khỏi người bệnh nên đi điều trị tại cơ sở y tế.

Theo số liệu từ Bộ Y tế, tại Việt Nam, hằng năm ghi nhận khoảng 1,5-1,8 triệu trường hợp mắc cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng virus cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và cúm B gây nên. Tỷ lệ tử vong của cúm A/H1N1 khoảng 4%, tương đương với các loại cúm mùa khác. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm