pnvnonline@phunuvietnam.vn
Nên ăn gì khi dạ dày đang bị khó chịu?
Ảnh minh họa
Thời tiết lạnh kết hợp với chế độ ăn uống không hợp lý (nhiều cay hơn, ăn đồ nóng nhiều hơn hoặc ăn thức ăn lạnh) có thể khiến dạ dày khó chịu.
1. Tại sao bệnh dạ dày có thể bùng phát vào mùa đông?
Nếu như bạn ăn uống không đúng cách và chăm sóc hệ tiêu hóa cẩn thận thì rất nhiều bệnh lý dạ dày có thể bùng phát vào mùa đông.
- Chế độ ăn uống kém lành mạnh, nói cách khác, hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tích cực hơn khi trời lạnh biểu hiện bằng việc bạn có thể cảm thấy thèm ăn hơn.
Thói quen ăn thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị hay không đảm bảo vệ sinh hoặc ăn thức ăn lạnh đặc biệt là vào buổi sáng có thể kích thích dạ dày tiết dịch vị, tăng co bóp, máu lưu thông kém gây khó tiêu, đau bụng.
- Hệ miễn dịch có nguy cơ suy giảm hơn vào mùa lạnh và cũng là mùa dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh bệnh hô hấp thì các loại vi khuẩn, nấm mốc cũng có điều kiện phát triển thuận lợi hơn khi nhiệt độ xuống thấp gây ra các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa.
Có một số nghiên cứu cho rằng, cơ trơn dễ bị co thắt hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
2. Ăn gì khi dạ dày bạn đang bị khó chịu?
Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra các cơn khó chịu cho dạ dày và với mỗi trường hợp khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Rất may là có nhiều loại thực phẩm cũng góp phần giảm nhẹ cơn khó chịu của dạ dày và tăng tốc độ phục hồi trở lại của bạn.
2.1. Giảm buồn nôn và nôn bằng gừng
Buồn nôn và nôn là những triệu chứng phổ biến của một cơn đau dạ dày. Gừng là loại thực phẩm mùi thơm, cay, là một phương thuốc tự nhiên giúp giảm nhẹ triệu chứng nôn và buồn nôn với nhiều cách sử dụng khác nhau từ trực tiếp/sống tới thêm vào các món ăn như một loại gia vị.
Cơ chế hoạt động của gừng mặc dù chưa được hiểu rõ hoàn toàn nhưng nhiều giả thuyết cho rằng, gừng giúp điều chỉnh tín hiệu của hệ thần kinh trong dạ dày và đẩy nhanh tốc độ làm rỗng dạ dày từ đó giảm cảm giác buồn nôn và nôn.
Tuy hầu hết các trường hợp sử dụng gừng đều an toàn nhưng nên cẩn thận không nên sử dụng nhiều hơn 5g mỗi ngày tránh ợ nóng, đau dạ dày hay tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
2.2. Hoa cúc giúp giảm sự khó chịu ở ruột
Hoa cúc là loại thảo mộc lành tính, thường được dùng như một bài thuốc chữa đau dạ dày sau khi sấy khô. Trong lịch sử, nhiều bài thuốc hỗ trợ chữa các vấn đề đường ruột khác từ hoa cúc cũng phổ biến như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn và tiêu chảy.
Tuy được sử dụng rộng rãi nhưng chỉ cố một số ít nghiên cứu về tác dụng của hoa cúc trong các vấn đề về tiêu hóa. Một trong số đó là nghiên cứu về việc bổ sung hoa cúc giúp giảm mức độ nghiêm trọng của chứng nôn sau hóa trị, nhưng nghiên cứu không chỉ ra liệu nó có tác dụng tương tự với các loại nôn khác hay không.
Một nghiên cứu khác trên chuột cho thấy, chiết xuất hoa cúc có thể giảm tiêu chảy ở chuột nhờ việc giảm co thắt ruột và lượng nước bài thải qua phân. Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xem điều này có xảy ra ở người không.
2.3. Giảm nhẹ hội chứng ruột kích thích nhờ bạc hà
Đối với một số người thì hội chứng ruột kích thích gây rối loạn ruột và dạ dày dẫn tới đau dạ dày, đầy bụng, táo bón và tiêu chảy .
Mặc dù khó quản lý bệnh nhưng bạc hà đã được chứng minh là có thể giảm nhẹ triệu chứng này nhờ cơ chế giúp thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa, từ đó giảm mức độ nghiêm trọng của chứng co thắt ruột gây đau và tiêu chảy.
Tuy vậy thì vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để phân loại được công dụng này có thể thu được từ lá bạc hà tươi hay trà bạc hà thay thế không. Bởi bản chất bạc hà an toàn cho hầu hết mọi người nhưng với người bị trào ngược nặng, sỏi thận, bệnh gan hay các rối loạn túi mật nếu sử dụng lại có thể gây trầm trọng bệnh hơn.
2.4. Cam thảo giúp giảm khó tiêu và ngăn ngừa loét dạ dày
Cam thảo là một phương thuốc phổ biến cho chứng khó tiêu và cũng góp phần ngăn ngừa loét dạ dày.
Thông thường, thì người ta sử dụng rễ cảm thảo cho các bài thuốc, tuy nhiên hiện nay chiết xuất cam thảo lại được ưa chuộng hơn gọi là deglycyrrhizinated licorice (DGL) nhờ việc khử được glycyrrizin có thể gây mất cân bằng chất lỏng, tăng huyết áp và hạ kali khi uống với số lượng lớn.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy DGL giúp làm dịu cơn đau dạ dày và sự khó chịu bằng cách giảm viêm niêm mạc dạ dày và tăng sản xuất chất nhầy để bảo vệ các mô khỏi tác động của axit dạ dày. Điều này sẽ đặc biệt hữu ích với người bị đau dạ dày do axit dạ dày tăng quá mức hay trào ngược axit dạ dày.
Ngoài ra, DGL cũng giúp giảm triệu chứng đau dạ dày và khó tiêu do loét dạ dày do sự phát triển của mức của vi khuẩn HP; thậm chí là thúc đẩy quá trình nhanh chữa lành vết thương.
Nhìn chung, cam thảo là một loại thảo mộc làm dịu đường ruột và có thể giúp giảm viêm và nhiễm trùng từ đó góp phần giảm khó chịu cho dạ dày.
2.5. Hạt lanh chữa táo bón và đau dạ dày
Hạt lanh nhiều chất xơ giúp điều hòa nhu cầu ruột, giảm táo bón và đau bụng. Trên lâm sàng thì táo bón mãn tính được cho là những trường hợp đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần đi kèm với đau bụng và khó chịu.
Theo nghiên cứu thì người lớn bị táo bón uống khoảng 4ml dầu hạt lanh mỗi ngày trong hai tuần đã đi đại tiện đều đặn hơn và có độ đặc của phân tốt hơn so với trước đó.
Các nghiên cứu khác trên động vật đã cho thấy các lợi ích khác của hạt lanh bao gồm ngăn ngừa loét dạ dày và giảm co thắt ruột. Tuy nhiên các nghiên cứu này vẫn cần nghiên cứu thêm để chứng minh được lợi ích tương tự trên người.
2.6. Đu đủ giúp cải thiện tiêu hóa và có hiệu quả đối với vết loét và kí sinh trùng
Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới vị ngọt, thịt quả màu cam được sử dụng phổ biến khi bị khó tiêu nhờ chứa papain - một loại enzyme mạnh giúp phân hủy protein trong thực phẩm mà bạn tiêu thụ, từ đó khiến chúng dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn.
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về papain trong đu đủ nhưng ít nhất đã có một nghiên cứu cho thấy thường xuyên uống sinh tố đu đủ giúp giảm táo bón và đầy hơi ở người lớn.
Ở một số quốc gia Tây Phi, đu đủ còn được xem như một vị thuốc tự nhiên trong chữa loét dạ dày, tuy nhiên chúng ta cần nhiều nghiên cứu trên người hơn để có thể chính thức kết luận.
Cuối cùng, hạt đu đủ cũng có thể giúp loại bỏ kí sinh trùng đường ruột và thúc đẩy thải chúng qua phân ở trẻ em. Tuy nhiên không được tùy tiện sử dụng mà cần hướng dẫn cụ thể từ thầy thuốc.
2.7. Bổ sung pectin ngăn ngừa tiêu chảy và rối loạn do vi khuẩn
Khi bị bệnh dạ dày hay ngộ độc thực phẩm thì bổ sung pectin có thể giúp tăng tốc độ phục hồi. Pectin là một loại chất xơ thực vật có số lượng lớn trong táo và trái cây họ cam quýt. Con người không tiêu hóa pectin nên nó sẽ ở lại trong ruột, giúp cứng phân và ngăn ngừa tiêu chảy xảy ra.
Ngoài ra thì pectin cũng giúp giảm đau dạ dày bằng cách thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong đường tiêu hóa. Đôi khi bạn có thể bị đầy hơi, chướng bụng hay đau bụng do sự mất cân bằng của hệ khuẩn thường gặp ở người sau khi bị nhiễm trùng đường ruột, sau điều trị kháng sinh hoặc đang bị căng thẳng quá độ.
Bổ sung pectin thời điểm này sẽ hỗ trợ cân bằng hệ khuẩn và giảm nhẹ triệu chứng tiêu hóa kể trên.
2.8. Điều hòa nhu động ruột nhờ thực phẩm giàu lợi khuẩn
Đôi khi đau dạ dày có thể xảy ra do sự rối loạn vi khuẩn, mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Chính vì thế mà ăn thực phẩm giàu lợi khuẩn sẽ tốt cho sức khỏe đường ruột nhờ điều chỉnh lại được sự cân bằng này, từ đó giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng hoặc nhu động ruột không đều.
Thực phẩm giàu lợi khuẩn bao gồm: sữa chua, Kefir hay Buttermilk (sữa lên men). Các thực phẩm khác có chứa men vi sinh như dưa bắp cải, kim chi, tương miso,... thì cần phải có thêm nhiều nghiên cứu hơn để xác định chính xác chúng ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột như thế nào.
Có nhiều loại thực phẩm khác mà bạn có thể ăn khi dạ dày bị khó chịu nữa nhưng điều quan trọng là bạn cần biết nguyên nhân gây đau bụng là gì để có biện pháp đối phó phù hợp.