pnvnonline@phunuvietnam.vn
Tránh gây tâm lý tiêu cực khi xem xét dấu vết trên thân thể người bị hại là người chưa thành niên
Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, nên quy định thêm về sự đồng ý của chính người chưa thành niên là người bị hại nếu người đó ở độ tuổi đã có những nhận thức nhất định (có thể từ 13 tuổi trở lên) đối với việc xem xét dấu vết trên thân thể, đặc biệt đối với những khu vực, bộ phận nhạy cảm, riêng tư.
Đề xuất người chưa thành niên phạm tội có thể được quản thúc tại nhà
Người chưa thành niên khi phạm tội có thể được áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng nhằm mang tính giáo dục như khiển trách, bồi thường thiệt hại, quản thúc tại gia đình, giáo dục tại trường giáo dưỡng... mà không nhất thiết phải có thủ tục tố tụng hình sự.
Đảm bảo hiệu quả kế hoạch xử lý chuyển hướng với người chưa thành niên phạm tội
Quy định về kế hoạch xử lý chuyển hướng (tại Điều 58) trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, đại biểu Quốc hội cho rằng, việc giao hoàn toàn cho người làm công tác xã hội xây dựng sẽ vô cùng khó khăn.
Đại biểu Quốc hội băn khoăn về hiệu quả của biện pháp xử lý chuyển hướng với người chưa thành niên phạm tội
Ngày 27/8, thảo luận về Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, đại biểu Quốc hội nêu thực tế áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng từ 2019 đến tháng 6/2023: chưa có trường hợp nào được áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng; chỉ có 16 trường hợp được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Thiếu cơ chế đặc thù riêng biệt bảo vệ người chưa thành niên trong các giai đoạn tố tụng
Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến 5 dự án luật. Với dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, cơ quan soạn thảo cho rằng tham gia vào quy trình tố tụng tư pháp hình sự phức tạp, hầu hết người chưa thành niên cảm thấy lo sợ, dễ bị tổn thương, bị tác động tiêu cực; vì vậy, cần có cơ chế pháp lý đặc thù thông qua một đạo luật chuyên biệt.
Đề xuất nghiên cứu luật chuyên biệt với người chưa thành niên
Tội phạm bắt cóc trẻ em tại nhà trẻ, người thân/người nuôi dưỡng xâm hại trẻ… đã khiến đại biểu Quốc hội đề xuất, nên chăng có luật chuyên biệt với người chưa thành niên để bảo vệ cũng như có các nội dung về tư pháp người chưa thành niên.
Đảm bảo tính chất thân thiện khi xử lý vụ việc đối với người chưa thành niên
Tại phiên họp thứ 18, sáng 13/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân. Trong đó, nhiều ý kiến trao đổi liên quan các quy định biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính giáo dục dựa vào cộng đồng đối với trẻ em.
Nỗ lực hoàn thiện pháp luật về trẻ em của Việt Nam
Trong 15 năm qua, trung bình mỗi năm có 13.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự hoặc hành chính. Trong giai đoạn này, số người chưa thành niên vi phạm pháp luật đã giảm khoảng 60%.
Việt Nam cam kết cải thiện công tác tư pháp liên quan đến người chưa thành niên
Tòa án Nhân dân Tối cao, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Liên minh châu Âu (EU) cùng hợp tác nhằm cải thiện tình hình của trẻ em có liên quan đến hệ thống tư pháp.
Tỉnh Đồng Tháp ra mắt Tòa Gia đình và người chưa thành niên
Ngày 22/6, tỉnh Đồng Tháp đã ra mắt Tòa Gia đình và người chưa thành niên, trở thành tỉnh thứ 2 của Việt Nam (sau TPHCM) có tòa chuyên trách cho trẻ em. Tòa Gia đình và người chưa thành niên được thành lập với mục đích hỗ trợ và bảo vệ tốt hơn cho trẻ em khi liên quan đến vấn đề pháp luật. Ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, chủ trì Lễ ra mắt.