Người phụ nữ khuyết tật "phải lòng" tranh thêu tay từ khi 15 tuổi

Hoài Thương
23/04/2020 - 19:00
Người phụ nữ khuyết tật "phải lòng" tranh thêu tay từ khi 15 tuổi
Mặc dù bị khuyết tật vận động ngay từ nhỏ nhưng cô Huỳnh Huệ Liên (62 tuổi, quận 4, TPHCM) vẫn vươn lên trong cuộc sống. Từ năm 15 tuổi, cô đã “phải lòng” nghề thêu tay truyền thống. Cô mở cửa hàng tranh thêu tay Dorcas với mong muốn giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh cùng cảnh ngộ.

Theo nghề do mẹ định hướng

Tại cơ sở tranh thêu Dorcas của mình, cô Liên trưng bày những bức tranh thêu đa dạng về mẫu mã cho đến màu sắc. Nhìn các tác phẩm tinh xảo từng đường kim mũi chỉ, ít ai biết được rằng đây là tác phẩm của một người phụ nữ khuyết tật đôi chân từ lúc 1 tuổi.

"Tôi theo nghề do mẹ định hướng. Vì tôi không thể tự đi bằng chân nên mẹ bảo học nghề thêu để ngồi một chỗ làm việc. May thay, tôi đã sống được với nghề đến tận hôm nay. Tôi bị khuyết tật nên được cha mẹ thương yêu và chăm sóc kỹ càng hơn những anh chị khác, song tôi luôn ý thức phải vươn lên để không trở thành gánh nặng cho gia đình", cô Liên kể lại.

Sau khi học nghề, cô đi xin việc nhưng bị từ chối, không nản lòng, cô quay về nhận hàng từ các tiệm may để thêu, rồi được nhận vào thêu ở shop gần nhà. Sau đó, cô học thêm nghề thêu tranh và phát triển lên từ đấy.

Sau bao vất vả, đến năm năm 2006, cô tự mở cơ sở tranh thêu nghệ thuật Dorcas với mong muốn tạo công ăn việc làm cho nhiều người cùng hoàn cảnh. "Tôi lấy tên cửa hàng là Dorcas là đặt theo tên của một bà thánh trong đạo Thiên Chúa. Bà thánh này may đan giỏi và thường xuyên giúp đỡ dân lành. Nguyện vọng của tôi là giúp được các chị em khuyết tật có nghề chân chính mưu sinh", cô Liên bộc bạch.

Tranh thêu tay Dorcas – nét tài hoa đáng nể của một phụ nữ khuyết tật vận động - Ảnh 2.

1 bức tranh thêu tay truyền thống.

Tiếng lành đồn xa, nhiều người đã đến tìm cô để đặt hàng thêu thử, rồi dẫn mối. Lúc đó, nghề thêu tranh đang phát triển nên công việc ngày một khấm khá hơn. Cô còn chia sẻ công việc cho các chị em nhàn rỗi, ưu tiên nhận người khuyết tật và đào tạo miễn phí đến khi tay nghề của họ thành thạo.

Đối với cô Liên, để dạy được một thợ thêu là cả sự nhẫn nại, bền bỉ như "con tằm trọn đời nhả tơ", dệt nên những ước mơ của khuyết tật. Thậm chí, mỗi người thợ học nghề xong, cô còn giữ lại làm việc tại cơ sở. Ai ở xa thì cho mang hàng về làm tại địa phương.

"Mỗi khi có khách đặt hàng, tôi sẽ nhắm người thợ nào giỏi thêu tranh chủ đề gì thì tôi gửi hàng đến để thêu và trả công sòng phẳng. Người giỏi thêu tranh dân gian, người thêu tranh cảnh đồng quê, thêu tranh con cá hay con ngựa… tôi đều nắm rất rõ và thường xuyên kết nối để các em có thêm thu nhập", cô Liên cho biết.

Về giá thành, tranh thêu tại cơ sở dao động từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng tùy bức lớn hay nhỏ. Để có bức tranh đẹp đòi hỏi người thêu phải tỉ mỉ, kiên nhẫn và quan trọng là có sự đam mê và óc sáng tạo.

Trăn trở với nghề thêu tay trong mùa dịch

Cô Liên cho biết, tranh thêu tay của cô phát triển đến năm 2016. Những năm gần đây sức mua khá chậm nên cô chuyển sang bán sản phẩm vẽ tay như: Túi, ba lô, sổ tay, vẽ áo dài… Cô Liên bảo buộc phải chuyển đổi nghề vì có nhiều người thợ cũng đang cần thu nhập. Cô kết hợp song song giữa vẽ và  thêu, khách  hàng đặt gì thì làm nấy.

"Tôi chuyển hướng vì không thêu liên tục như xưa được nữa. Thêu vừa tốn kém vừa bán không được, tôi lại không có vốn để duy trì thường xuyên", cô Liên nhấn mạnh.

Tranh thêu tay Dorcas – nét tài hoa đáng nể của một phụ nữ khuyết tật vận động - Ảnh 3.

Cô Liên chuyển sang vẽ trang trí để có nguồn thu nhập.

Nếu như lúc trước cửa hàng cô có hơn 10 người thợ chính thì nay chỉ còn 3 người. Trong mùa dịch Covid-19, công việc lại càng bấp bênh. Cô Liên bộc bạch: "Bình thường thi thoảng tôi còn nhận được hàng thêu quần áo từ tiệm áo dài, mấy shop bán thời trang tự thiết kế, hàng thêu bỏ ra chợ... nhưng do mùa dịch không có hàng để làm nữa. Mọi người không bán buôn được thì cũng không ai dám may vá nhiều. Nếu may thì ra chợ cũng không có ai bán vải. Người này khó kéo theo người khác khó".

Sau mùa dịch, cô sẽ trở lại tham gia nhiều hoạt động xã hội ở nhiều câu lạc bộ (CLB) như CLB Hướng nghiệp người khuyết tật, CLB Khuyết tật trẻ Trung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD, rồi dạy viết chữ cho trẻ mỗi dịp hè đến ở phường 6, quận 4.

Hiện nay, cửa hàng của cô Liên còn nhận vẽ trang trí khẩu trang với số lượng nhỏ, chủ yếu để tặng bạn bè, khách hàng và người thân. Nếu khách đặt, cô vẫn nhận làm theo yêu cầu.

Khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm có thể liên hệ cô Liên theo số điện thoại 0983.633053 hoặc đến tại cơ sở tranh thêu Dorcas ở địa chỉ lô P, số 16 cư xá Vĩnh Hội, đường Nguyễn Hữu Hào, phường 6, quận 4, TPHCM.

Một số sản phẩm tại cửa hàng tranh thêu Dorcas:

Tranh thêu tay Dorcas – nét tài hoa đáng nể của một phụ nữ khuyết tật vận động - Ảnh 5.

Tranh thêu tay truyền thống.

Tranh thêu tay Dorcas – nét tài hoa đáng nể của một phụ nữ khuyết tật vận động - Ảnh 6.

Sổ thêu tay.

Tranh thêu tay Dorcas – nét tài hoa đáng nể của một phụ nữ khuyết tật vận động - Ảnh 7.

Túi vải được vẽ trang trí khá ấn tượng.

Tranh thêu tay Dorcas – nét tài hoa đáng nể của một phụ nữ khuyết tật vận động - Ảnh 8.

Vẽ trang trí túi đựng bình nước.

Tranh thêu tay Dorcas – nét tài hoa đáng nể của một phụ nữ khuyết tật vận động - Ảnh 9.

Túi du lịch thời trang.

Tranh thêu tay Dorcas – nét tài hoa đáng nể của một phụ nữ khuyết tật vận động - Ảnh 10.

Túi mỹ phẩm.

Tranh thêu tay Dorcas – nét tài hoa đáng nể của một phụ nữ khuyết tật vận động - Ảnh 11.

Khẩu trang.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm