Người phụ nữ sáng lập ra hệ thống giáo dục Montessori

Thiên Ánh (Tổng hợp)
29/08/2024 - 15:58
Maria Tecla Artemisia Montessori (31/8/1870 - 6/5/1952) là một bác sĩ và nhà giáo dục người Ý. Bà là người sáng lập ra hệ thống giáo dục Montessori - một phương pháp giáo dục đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Hệ thống Montessori dựa trên niềm tin vào tiềm năng sáng tạo, động lực học tập và quyền được đối xử công bằng, độc lập như người lớn của mỗi đứa trẻ.

Maria Montessori sinh ra tại tỉnh Ancona, Ý. Bà theo học ngành y tại Đại học Rome và tốt nghiệp năm 1896, trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Ý học và tốt nghiệp Y khoa, bất chấp sự kì thị vì bà là phụ nữ. 

“Xây dựng nền hòa bình lâu dài là công việc của 
giáo dục”- Ảnh 1.

Bác sĩ - nhà giáo dục người Ý Maria Montessori

Sau khi ra trường, Montessori được bổ nhiệm làm bác sĩ trợ lý tại phòng khám tâm thần của Đại học Rome. Bà bắt đầu quan tâm đến các vấn đề giáo dục cho trẻ có vấn đề về trí tuệ. 

Bên cạnh việc giữ các chức vụ cao như Giám đốc Trường chỉnh hình Nhà nước Rome, bà còn tham gia giảng dạy tại Đại học Rome và là Giáo sư nhân chủng học từ năm 1904 đến năm 1908. Trong thời gian này, bà tiếp tục học triết học, tâm lý học và giáo dục.

“Xây dựng nền hòa bình lâu dài là công việc của 
giáo dục”- Ảnh 2.

Maria Montessori khi còn nhỏ

Montessori không thích cách giáo dục truyền thống thời đó và tự mình nghiên cứu một phương pháp giáo dục mới, với cốt lõi nằm ở việc khuyến khích học sinh tự học. 

“Xây dựng nền hòa bình lâu dài là công việc của 
giáo dục”- Ảnh 3.

Đại học Roma Sapienza (Đại học Rome) – nơi bà Maria Montessori từng theo học và làm việc

Bà chia sự phát triển của con người ra làm 4 giai đoạn: Từ lúc mới sinh đến 6 tuổi, từ 6 đến 12 tuổi, từ 12 đến 18 tuổi và từ 18 đến 24 tuổi. 

Mỗi giai đoạn có những đặc trưng khác nhau, tương ứng là các phương pháp tiếp cận giáo dục khác nhau cho từng giai đoạn. 

“Xây dựng nền hòa bình lâu dài là công việc của 
giáo dục”- Ảnh 4.

Maria Montessori cùng con trai Mario (bên trái) ở Ấn Độ năm 1939

Năm 1898, bà đã viết một số bài báo và phát biểu tại Hội nghị Sư phạm đầu tiên tại Turin, kêu gọi thành lập các lớp học và cơ sở giáo dục đặc biệt dành cho trẻ gặp khó khăn trong học tập, cũng như đào tạo giáo viên dạy cho những trường hợp đó.

“Xây dựng nền hòa bình lâu dài là công việc của 
giáo dục”- Ảnh 5.

Maria Montessori cùng một em nhỏ trong lớp

Từ năm 1909, phương pháp giáo dục Montessori bắt đầu thu hút sự chú ý của thế giới. Tính đến cuối năm 1911, phương pháp giáo dục của bà đã chính thức được áp dụng tại các trường công lập ở Ý và Thụy Sĩ. 

“Xây dựng nền hòa bình lâu dài là công việc của 
giáo dục”- Ảnh 6.

Bà Maria trong một lớp học

Nhiều trường học ở Đức, Thụy Sĩ, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia… sau này cũng áp dụng phương thức giáo dục này. Bà Maria đã tham gia rất nhiều hội thảo và phát biểu về giáo dục, về hoà bình. 

“Xây dựng nền hòa bình lâu dài là công việc của 
giáo dục”- Ảnh 7.

Đồng lira cũ của Ý năm 1990 với hình bà Maria Montessori

Bà cho rằng: "Xây dựng nền hòa bình lâu dài là công việc của giáo dục". Bà luôn cống hiến hết mình cho các hoạt động nêu cao quan điểm đó. Bà qua đời tại Hà Lan năm 1952 ở tuổi 81.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm