Kết quả trên được Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc – UNFPA công bố. Theo đó, đứng đầu trong danh sách chiều cao của nam thanh niên châu Á là Hàn Quốc với chiều cao 1,75m, Nhật Bản 1,71m, Singapore 1,70m, Trung Quốc 1,69m, Ấn Độ 1,65m, Malaysia 1,64m. Việt Nam đứng thứ 3 từ dưới lên với chiều cao là 1,64m, 2 quốc gia đứng ở cuối bảng là Philippines 1,63m, Indonesia 1,58m.
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia, trong 30 năm trở lại đây, chiều cao người Việt mới có sự cải thiện. Chiều cao trung bình hiện tại của nam giới là 1,64m và của nữ là 1,52m. Tốc độ tăng chỉ khoảng 1-1,5cm trong một thập kỷ.
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia, trong 30 năm trở lại đây, chiều cao người Việt mới có sự cải thiện. Chiều cao trung bình hiện tại của nam giới là 1,64m và của nữ là 1,52m. Tốc độ tăng chỉ khoảng 1-1,5cm trong một thập kỷ.
Chiều cao người Việt còn thấp hơn so với khu vực và thế giới |
Theo bà Lê Bạch Mai trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 1,9 triệu trẻ bị suy sinh dưỡng thấp còi. Số trẻ này khi trưởng thành sẽ thiếu hụt khoảng 10cm chiều cao với bạn bè cùng tuổi. Nguyên nhân của tình trạng này, một phần lớn là do thói quen ăn uống của người dân. Khẩu phần canxi 35 năm nay không thay đổi, chỉ đáp ứng 60% khẩu phần khuyến nghị. Nguồn thức ăn ăn vào không đủ canxi.
Thể lực người Việt Nam còn hạn chế do chế độ dinh dưỡng và cách tập thể dục thể thao chưa hợp lý. Bên cạnh đó, tình trạng hút thuốc lá, sử dụng rượu bia của thanh niên Việt Nam cao, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, cũng như tầm vóc của họ.
“Thấp bé, nhẹ cân không phải là thuộc tính di truyền của người Việt. Nếu cải thiện được chế độ ăn uống, tập luyện tầm vóc của người Việt có thể được cải thiện’, bà Mai khuyến cáo.