pnvnonline@phunuvietnam.vn
Nhiều bậc cha mẹ ở Anh khắc khoải với hội chứng “tổ trống”
Một người cha giúp con mình chuyển đồ vào ký túc xá trường Đại học Aberystwyth, Anh quốc
Cô nói: "Lúc mới bắt đầu phong tỏa thật tồi tệ. Sau vài tháng, chúng tôi đã dần ổn định. Tôi cảm thấy khá may mắn khi có khoảng thời gian sống cùng hai con lớn. Nhưng dường như giờ đây tôi đang phải chịu cảm giác trống rỗng khủng khiếp".
Theo một cuộc khảo sát ở Anh, 98% số người được hỏi cho biết họ đã phải chịu đựng cảm giác "đau buồn tột độ" sau khi con cái rời nhà trở lại trường học trong năm nay. Theo đó, cuộc khảo sát của Unite Students đối với 1.000 phụ huynh có con là sinh viên năm nhất đại học cho thấy, hội chứng "chiếc tổ trống", một hội chứng chỉ tình trạng buồn bã và đơn độc khi cha mẹ chia tay những đứa con trưởng thành để đi học xa hoặc lập nghiệp, đã ảnh hưởng nặng nề đến các bậc cha mẹ. Theo đó, 93% số người được khảo sát tin rằng việc gần gũi con cái trong đại dịch khiến hội chứng "chiếc tổ trống" trở nên tồi tệ hơn.
Arti Rose, một công chức sống ở Warwickshire, cũng có cảm giác buồn bã khi con trai 18 tuổi rời nhà để đến trường Đại học Exeter học ngành Luật. Đó không phải là cảm xúc choáng ngợp mà cô mong đợi. "Chúng tôi buồn vì ngôi nhà trống vắng nhưng luôn tự nhắc nhở bản thân rằng chúng tôi thật may mắn khi con đã thực hiện được nhiều điều trong khoảng thời gian khó khăn này. Chúng tôi rất tự hào về con mình", cô nói.
Bonnie (người từ chối cho biết họ tên đầy đủ) đã phải vật lộn để hỗ trợ con trai khi nghĩ rằng cậu sẽ không được học trường y khi các kỳ thi bị hủy bỏ trong thời gian phong tỏa. May mắn thay, con trai cô vẫn được nhận vào một trường y khoa. "Tổ ấm của tôi hiện giờ trống vắng và tôi đang trải qua cảm giác buồn. Nhưng thật ngạc nhiên, tôi không đau buồn về việc con rời xa. Thay vào đó tôi rất hạnh phúc vì con đang vươn mình xa hơn. Tôi buồn vì con đang phải sống trong một thế giới không chắc chắn vì dịch bệnh và năm cuối cùng chúng tôi sống cùng nhau trước khi con đi học xa đã bị hủy hoại vì Covid-19".
Tiến sĩ Dominique Thompson, một chuyên gia về hội chứng "tổ trống", cho biết: "Hội chứng tổ trống mang đến cảm giác giống như việc mất đi một người thân và có vẻ như các bậc cha mẹ cảm thấy sự mất mát đó nhiều hơn vì đại dịch".
Với nhiều bậc cha mẹ khác, hồi tưởng về khoảng thời gian cả gia đình bên nhau trong đại dịch giúp họ cảm thấy được an ủi hơn. "Ngôi nhà này dường như ngột ngạt hơn vì lệnh phong toả do đại dịch. Tuy nhiên, đại dịch đã cho chúng tôi món quà quý giá là có thêm thời gian với con cái. Chúng tôi đã có những kỷ niệm đáng nhớ", Umoja, một người mẹ có cặp song sinh vào đại học hồi tháng 9 vừa qua, cho biết.