Đôi bàn tay tài hoa của người phụ nữ đã giúp cho "làng mành trúc" Tân Thông Hội (Củ Chi, TP.HCM) được rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Họ đến và gắn bó với công việc vất vả này là nhờ tình yêu nghề cháy bỏng.
Những người thợ làm mành trúc hầu hết đều là phụ nữ, do đặc thù của công việc cần sự dẻo dai, tỉ mỉ. Thu nhập khoảng 3-4 triệu đồng/tháng, ăn theo sản phẩm.Những sợi trúc sau khi dệt xong sẽ được lựa chọn kĩ càng với độ dài bằng nhau. Sau đó được dệt thành mành.Vô trục là công đoạn đòi hỏi cả sức khỏe và sự khéo léo của người thợ. Ở công đoạn này, người thợ lồng những chiếc mành trúc đã được dệt vào trục rồi dùng kìm xoay các sợi kẽm làm sao cho thật chắc. Phải là người quen tay, có kinh nghiệm mới làm được. Nếu siết chặt quá thì dây sẽ bị đơ, còn lỏng quá thì sẽ bị sệ làm cho chiếc mành trở nên xấu xí.Những chiếc mành sau khi làm xong phần thô sẽ được chuyển sang công đoạn sơn màu. Với sự “biến hóa” không giới hạn qua việc pha màu, những chiếc mành trúc với đủ màu sắc, hình dáng lần lượt được ra đời bởi đôi bàn tay tài hoa của những người thợ.Đôi tay của một người thợ nữ dính đầy sơn. Sau nhiều năm làm việc, những người thợ ở đây đã quen với mùi sơn - thứ có thể khiến những người mới tiếp xúc lần đầu thấy rất khó thở.Chị Thái Thị Thanh, 43 tuổi, gắn bó với nghề sơn mành trúc được hơn 10 năm nay cho biết, trung bình mỗi ngày chị sơn được khoảng 12 tấm mành trúc. Sự nóng bức, ngột ngạt trong xưởng sơn mành là điều mà những người phụ nữ phải đối mặt hằng ngày. Nhiều người phụ nữ còn đưa con nhỏ vào xưởng để vừa làm việc, vừa tiện trông nom, chăm sóc con.Những người thợ làm mành trúc ở Tân Thông Hội hầu hết là phụ nữ lớn tuổi. Hiện nay, nghề mành trúc ở Tân Thông Hội, Củ Chi đang gặp khá nhiều khó khăn do giá nguyên liệu tăng cao, thị trường bị thu hẹp. Điều này cũng ảnh hưởng đến thu nhập của những người lao động nhiều năm bám trụ với nghề.