Những biểu đồ 'biết nói' về bạo lực gia đình

12/04/2016 - 10:50
Mới đây, trong Diễn đàn ngày thứ 6 của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hội LHPNVN) đã có những chia sẻ mới nhất, rất đáng quan tâm về những vấn đề của phụ nữ, trẻ em bị mua bán và bạo lực gia đình.

Diễn đàn ngày thứ 6 là một hoạt động định kỳ của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hội LHPNVN) nhằm mục đích chia sẻ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm và kết nối mạng lưới những cá nhân, tổ chức làm việc về lĩnh vực xã hội, vì bình đẳng giới.

Trong diễn đàn lần này, Ngôi nhà bình yên (NNBY) - chuyên trợ giúp cho các nạn nhân bị bạo lực và buôn bán - đã có những tổng kết mới nhất về những vấn đề của khách hàng từ năm 2007 đến nay.

  • Tham vấn cho 5000 người với hơn 7000 lượt.
  • NNBY cho nạn nhân bị bạo lực gia đình đã hỗ trợ cho 552 nạn nhân vào tạm trú đến từ 35 tỉnh/TP, bao gồm 321 phụ nữ và 231 trẻ em.
  • NNBY cho nạn nhân bị mua bán trở về đã hỗ trợ cho 312 nạn nhân vào tạm trú đến từ 12 dân tộc khác nhau của 40 tỉnh, bao gồm 192 phụ nữ và 120 trẻ em
picture1.png
Đa số khách hàng của Phòng Tham vấn (của NNBY) biết đến dịch vụ tư vấn thông qua nguồn tin từ Tivi (49%), rồi đến bạn bè (15%), báo chí, đài phát thanh... 
picture2.png
93% khách hàng của Phòng tham vấn là phụ nữ. Trong đó, có 79% là về BLGĐ và 14% là về mua bán người, 7% về tâm lý và các vấn đề quyền của phụ nữ, trẻ em; giao tiếp ứng xử trong gia đình, giáo dục con vị thành niên, SKSS...
picture4.png

Khách hàng cần tham vấn, phần nhiều là đang trong độ tuổi lao động. 

picture5.png
Đa số khách hàng nữ của Phòng tham vấn là đến từ Hà Nội.  Chỉ có 16% khách hàng là đến từ địa bàn Miền Trung Nam, song chủ yếu vẫn là phụ nữ dân tộc Kinh (người Bắc di cư vào). Qua đó, có một vấn đề đã được đặt ra: Trong thời gian tới, Phòng tham vấn sẽ hướng đến việc thành lập hotline Miễn phí (dịch vụ công) cấp quốc gia cho phụ nữ bị bạo lực giới và đẩy mạnh các chương trình truyền thông về NNBY phù hợp cho phụ nữ và người dân các tỉnh miền Trung, Nam và người dân tộc thiểu số...
 
7.jpg
Với nạn nhân phải đến nhà tạm trú, cũng có tới ž87% đến từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc lân cận, nạn nhân ở miền Trung và miền Nam tiếp cận dịch vụ này còn rất ít. žPhụ nữ (ở xa) rất muốn được chấm dứt bạo lực nhưng không muốn rời xa gia đình hoặc khó có điều kiện để ra tận Hà Nội. Vì vậy, trong thời gian tới, vấn đề mà NNBY cần quan tâm tới đó là việc mở rộng cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo vùng miền...
82.jpg
Về độ tuổi của người tạm trú: có 32% bị bạo lực ở tuổi 20–30 (độ tuổi hay khó khăn về giao tiếp, ứng xử trong hôn nhân, tạo Làn sóng ly hôn xanh) ; 55% bị Bạo lực ở tuổi 30 – 55 (họ chịu bạo lực một cách nặng nề liên quan đến vai trò giới trong gia đình) và cũng có tới 5% phụ nữ vẫn còn bị bạo lực khi đã trên 55 tuổi (chủ yếu do bị rơi vào vòng tròn bạo lực)...
6.PNG
38% phụ nữ bị chồng bạo hành thể xác; 21% bị kiểm soát về các quyền cá nhân; 26% phụ nữ bị bạo hành, buôn bán là do thiếu kỹ năng sống và có 6% đã từng nghĩ tới hoặc từng tự tử...
9.jpg
BLGĐ đã xảy ra ở mọi trình độ. Nhóm người tạm trú bị mù chữ, tiểu học (21%); Nhóm cấp 2,3 và Trung cấp nghề (61%); Nhóm Cao đẳng, đại học và trên đại học cũng chiếm tới 18%. Theo bà Lê Phương Thúy, Trưởng phòng Tư vấn và hỗ trợ phát triển (phụ trách hoạt động của Phòng Tham vấn cho phụ nữ và gia đình của NNBY) thì đây là nhóm nạn nhân, tuy độc lập về kinh tế, tự tin có thể tự giải quyết nhưng thiếu kiến thức và kỹ năng về phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thiếu tin tưởng vào cơ quan công quyền.
11.jpg
Về nghề nghiệp, có tới 66% người tạm trú không có nghề hoặc nghề không ổn định. Nhiều người làm nghề giản đơn, làm thuê; môi trường làm việc không an toàn… 
13.png
72% trình độ học vấn cấp THCS trở xuống. Phần lớn các gia đình của người tạm trú cũng có nền tảng học vấn thấp. Vì vậy, những vấn đề cần được đặt ra là: Nâng cao trình độ học vấn, đặc biệt cho trẻ em gái; Truyền thông về bình đẳng giới và cung cấp thông tin cho cộng đồng...

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm