Những kế sách nắm giữ quyền lực của Nữ hoàng Cleopatra

24/03/2016 - 14:00
Để tránh đi đến một cuộc chiến tranh, nữ hoàng Cleopatra đã dùng sắc đẹp, sự thông minh và sức hấp dẫn của mình để quyến rũ nhà cầm quân nổi tiếng của kẻ thù.

Nhắc đến Ai Cập cổ đại, không thể không kể đến nữ hoàng Cleopatra. Có rất nhiều vị nữ hoàng đã sử dụng tên này song nổi tiếng nhất là Cleopatra VII (69 - 30 TCN) - vị nữ Pharaoh cuối cùng của đế chế Ai Cập cổ đại hùng mạnh.

Tc-phm-iu-khc-chn-dung-n-hong-trn-..jpg
 Tác phẩm điêu khắc chân dung nữ hoàng trên đá.

Theo tài liệu lịch sử cho biết, Cleopatra VII là con gái thứ 3 của vua Ptolemy XII Auletes. Khi vua cha qua đời vào mùa xuân năm 51 TCN, Cleopatra VII mới chỉ 18 tuổi. Vì hai chị gái đã mất nên Cleopatra trở thành người cai trị đất nước kim tự tháp cùng với em trai Ptolemy XIII. Bà đã kết hôn với em trai và lợi dụng việc này để củng cố ngôi vị của mình.

Dù Cleopatra kết hôn với Ptolemy XIII nhưng bà phủ nhận hoàn toàn việc muốn chia sẻ quyền lực với chồng mình. Tới tháng 8 năm 51 TCN, bà loại bỏ tên của người em trai ra khỏi mọi giấy tờ chính thức, bỏ qua truyền thống dòng họ Ptolemy rằng phụ nữ cai trị phải phụ thuộc vào người nam giới cùng cai trị.

Cleopatra nổi tiếng bởi sự thông minh, sắc sảo và trí tuệ vượt trội. Chính bà đã mang lại thịnh vượng và hòa bình cho một đất nước từng bị phá sản và chia cắt bởi nội chiến. Thế mạnh dễ dàng nhận thấy ở nữ Pharaoh cuối cùng của Ai Cập chính là sự thông tuệ và giọng nói ngọt ngào như rót mật. “Nhan sắc của bà không nổi bật để khiến ai đó vừa gặp là ngẩn ngơ, nhưng bà lại có cách trò chuyện duyên dáng, lôi cuốn. Giọng nói của bà thật ngọt ngào và kỳ lạ, mê say tựa những cung đàn. Lời nói của Cleopatra chứa đựng một sức mê hoặc khó diễn tả. Tài ăn nói, tính cách của bà thể hiện qua từng hành động...”, nhà sử học La Mã Plutarch miêu tả.

Bc-nh-miu-t-li-hnh-nh-ca-Julius-Caesar-v-Cleopatra..jpg
 Bức ảnh miêu tả lại hình ảnh của Julius Caesar và Cleopatra.

Có thể nói Cleopatra đã được hưởng nền giáo dục rất toàn diện, được trao quyền và bộc lộ tài năng lãnh đạo từ rất sớm. Bà được học về toán học, triết, hùng biện và thiên văn học. Theo sử sách ghi lại, Cleopatra có thể sử dụng thông thạo 9 ngoại ngữ. Đây là điều kiện giúp bà tiếp xúc với nhiều nền văn minh, nâng tầm hiểu biết về văn học, lịch sử, triết học, tự nhiên… Bà được dân gian Ai Cập mô tả như là một người trị vì “biết cách nâng tầm và trọng dụng giới học giả”. Trí thông minh của Cleopatra đã được ca ngợi trong văn học Ả-rập và Ai Cập.

Năm 50 TCN, Cleopatra đối đầu với vấn đề xung đột chính trị căng thẳng với một quân đoàn La Mã hùng mạnh lãnh đạo bởi Aulus Gabinius, đội quân đã giúp đỡ cha bà là Ptolemy XII khôi phục ngôi báu năm xưa. Việc này dẫn đến sự tổn hại uy tín và nhanh chóng làm lung lay quyền lực của bà trong thời gian vừa tước đoạt quyền lực từ tay Ptolemy XIII. Cuối cùng, một cuộc đảo chính do hoạn quan Pothinus cầm đầu đã lật đổ Cleopatra khỏi ngôi báu, em trai bà Ptolemy XIII trở thành người cai trị độc lập. Bà bị buộc phải rời Ai Cập.

Trong khi Cleopatra phải lưu vong, Julius Caesar - nhà cầm quân của đế quốc La Mã hùng mạnh chiếm lấy thủ phủ Alexandria của Ai Cập. Trước sự hiếu chiến của người La Mã, để bảo vệ đất nước và cứu vãn ngôi báu, Cleopatra tìm cách quyến rũ Caesar - vị lãnh đạo quân sự và chính trị nổi tiếng của đế chế kẻ thù bằng sắc đẹp và trí thông minh, sự lịch lãm của mình. Nhờ tiếp cận và chinh phục được Julius Caesa, Cleopatra đã nhận được sự hỗ trợ của người La Mã và có được Ai Cập sau một thời gian phải sống lưu vong.

Kể từ đó, Caesar bỏ ý đồ thôn tính Ai Cập vào Thành quốc La Mã. Sau khi giết chết Ptolemy XIII trong trận chiến sông Nile, ông tái lập Cleopatra lên ngôi báu, cùng với một em trai khác là Ptolemy XIV là người đồng cai trị.

Hnh-nh-miu-t-ca-Marcus-Antonius-v-Cleopatra..JPG
 Hình ảnh miêu tả của Marcus Antonius và Cleopatra.

Dưới sự cai trị của nữ hoàng Cleopatra, Alexandria - thủ phủ của Ai Cập trở thành thành phố hiện đại bậc nhất trên thế giới cổ đại. Alexandria có dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám nghiệm tử thi, một thư viện và ngọn hải đăng khổng lồ. Có thể nói đây là trung tâm thu hút các nghệ sĩ, nhà khoa học, kỹ sư và nhà văn tài năng trên khắp thế giới. Bà còn xây dựng một đội quân hùng hậu, một hạm đội các tàu chiến giúp cho Ai Cập hùng mạnh và giữ được hòa bình.

Khi hoàng đế Julius Caesar qua đời, bà lại chủ động quyến rũ tướng Mark Antony - người đang nắm trong tay binh quyền của đế chế La Mã hùng mạnh. Đó cũng là cách để nữ hoàng tiếp tục giữ mối quan hệ liên minh, có thể bảo vệ Ai Cập, tránh sự thôn tính của La Mã và những nước lân bang hùng mạnh khác.

Năm 41 TCN, Mark Antony bắt đầu hình thành liên minh chính trị và quan hệ tình cảm với Cleopatra. Lúc này ông đang mâu thuẫn với người con trai nuôi Octavian của Caesar về vấn đề kế thừa cương vị người cai trị La Mã. Năm 31 TCN, Mark Antony và Cleopatra hợp quân để chống lại quân đội của Octavian trong trận hải chiến Actium vĩ đại tại bờ tây Hy Lạp. Bị Octavian đánh bại, Cleopatra và Mark Antony chạy trốn về Ai Cập. Octavian đuổi theo và bắt được họ tại Alexandria năm 30 TCN. Mark Antony sau đó tự kết liễu đời mình và Cleopatra cũng chọn cách tự vẫn (ngày 12 tháng 8 năm 30 TCN). Ai Cập từ đó trở thành một tỉnh thuộc Đế chế La Mã.

Hnh-Cleopatra-trn-ng-tin-c-ti-Syria..jpg
 Hình Nữ hoàng Cleopatra trên đồng tiền đúc tại Syria.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm