Những thực phẩm làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh viêm gan B

An Khê
19/03/2020 - 16:28
Những thực phẩm làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh viêm gan B
Nếu hàm lượng chất béo trong thực phẩm quá cao, bệnh nhân viêm gan B ăn vào sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất lên gan, và nếu nghiêm trọng sẽ gây nên gan nhiễm mỡ.

Hạt hướng dương

Hạt hướng dương lại chứa nhiều dầu và chất béo. Hầu hết các loại dầu này là acid béo không bão hòa.

Những thực phẩm làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh viêm gan B - Ảnh 1.

Hạt hướng dương

Nếu ăn hạt hướng dương sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo. Nếu chất béo không được bài tiết kịp thời, nó sẽ tập trung ở gan, không tốt cho sức khỏe của gan.

Thịt dê

Thịt dê có hàm lượng protein và lipit cao. Nếu người viêm gan ăn nhiều, sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, khiến gan không thể hoàn thành nhiệm vụ trao đổi chất cũng như đào thải các chất độc.

Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, giảng viên Bộ môn Công nghệ Sinh học (Đại học Công nghiệp TP.HCM) cho biết, những thức ăn có lượng chất béo bão hòa dễ gây tình trạng béo phì cũng như gây nhiễm mỡ cho gan. 

Những thực phẩm làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh viêm gan B - Ảnh 2.

Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ

Mỡ động vật chứa nhiều chất béo khó tiêu, cholesterol. Nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe khác, đặc biệt đối với người bệnh gan lại càng nên tránh.

Mì chính (bột ngọt)

Bệnh nhân gan thường xuyên ăn hoặc ăn nhiều mì chính một lúc có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, đánh trống ngực và buồn nôn.

Ớt và các gia vị cay nóng

Những món ăn có gia vị ớt và tiêu khi ăn nhiều sẽ cảm thấy nóng trong, khó tiêu. Trong trường hợp bị viêm gan, có thể kéo theo vài cơn đau bụng nhẹ cùng tình trạng táo bón. 

Những thực phẩm làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh viêm gan B - Ảnh 3.

Ớt và các gia vị cay nóng

Bên cạnh đó, các món cay từ ớt và tiêu sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, thành đường ruột, ức chế sự bài tiết, thải độc của gan. Ngoài ớt và tiêu, những món ăn có gừng, sa tế… có tính cay nóng khác cũng nên hạn chế tối đa để không ảnh hưởng đến gan, dạ dày và cả hệ tiêu hóa.

Đồ ngọt

Tại gan, fructose sẽ được chuyển hóa và một phần tạo thành các giọt chất béo. Vì vậy, việc sử dụng quá nhiều đường tinh luyện và si-rô hàm lượng fructose cao sẽ gây tích tụ chất béo, dẫn đến các bệnh lý về gan, nhất là gan nhiễm mỡ.

Đồ muối

Bệnh nhân mắc bệnh gan ăn nhiều các loại dưa muối dễ ảnh hưởng đến chuyển hóa nước và natri.

Đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn

Bệnh nhân viêm gan không nên ăn nhiều thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn như mì ăn liền, xúc xích… vì chất bảo quản, màu thực phẩm sẽ làm tăng gánh nặng lên gan, ảnh hưởng đến chuyển hóa và giải độc gan.

Những thực phẩm làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh viêm gan B - Ảnh 4.

Đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn đôi khi được chế biến theo quy mô công nghiệp hoặc sử dụng dầu ăn để chiên đi chiên lại nhiều lần chứa chất gây ung thư, khiến bệnh viêm gan dễ phát triển thành ung thư gan.

Thực phẩm chế biến sẵn còn chứa nhiều phụ gia, chất hóa học một khi gan đang bị tổn thương. Sẽ khó lòng loại bỏ được, lâu dần gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm khác.

Rượu bia, thuốc lá

Bệnh nhân viêm gan B cần nói không với rượu bia, thuốc lá bởi chúng chứa rất nhiều chất độc hại, khiến gan phải hoạt động nhiều hơn trong khi đang bị suy giảm chức năng. Điều này có thể khiến lá gan bị tổn thương nghiêm trọng, nếu thường xuyên sử dụng với liều lượng lớn có thể nhanh chóng và dần xuất hiện các dấu hiệu về ung thư gan, dạ dày và các bệnh nguy hiểm khác.

Thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm gan B

Cơ thể bệnh nhân viêm gan B thường thiếu các nguyên tố vi lượng như kẽm, mangan và selen, canxi, phốt pho, sắt và các khoáng chất khác. Do đó, nên bổ sung các thực phẩm có chứa các nguyên tố vi lượng và khoáng chất: Rong biển, hàu, các loại nấm, vừng, kỷ tử,

Khi tình trạng bệnh viêm gan B được cải thiện, nên tăng dần lượng protein để thúc đẩy tái tạo và sửa chữa tế bào gan. Thực phẩm giàu protein bao gồm sữa, trứng, cá, thịt nạc, các sản phẩm từ đậu nành… lượng protein của người trưởng thành là 1-1,5 g/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Lời khuyên

Các chuyên gia chỉ ra rằng nam giới không chỉ có tỷ lệ mắc viêm gan B cao hơn phụ nữ, mà còn có xu hướng trở thành mãn tính hoặc phát triển nặng hơn, kháng thuốc, tỷ lệ tử vong cũng cao hơn đáng kể so với phụ nữ.

Vì vậy, nam giới, đặc biệt là bệnh nhân nam trên 40 tuổi, tần suất theo dõi bệnh cần thường xuyên hơn, làm sinh thiết gan nếu cần thiết. Với bệnh nhân nam có chức năng gan không ổn định, thời gian kiểm tra nên rút ngắn, định kỳ 3 - 6 tháng, vì transaminase tăng cao kéo dài sẽ gây tổn thương gan và dễ phát triển thành xơ gan, ung thư gan.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm