'Nữ tính hóa' - hình tượng đặc biệt trong Phật giáo Việt Nam

13/05/2019 - 12:05
Trong Phật giáo Ấn Độ, Quan Thế Âm là một vị Phật giáo giới tính nam. Khi du nhập vào Giao Châu và vùng đất phía Nam Trung Hoa, vị Phật này - một cách tự nhiên được biến đổi sang hình tượng nữ và trở thành Phật Bà Quan Âm. Đây là minh chứng cho việc hướng đến bình đẳng giới của Phật giáo Việt Nam.

Triết lý Phật giáo bàn đến vấn đề bạo lực từ rất sớm

Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt trong suốt quá trình lịch sử của loài người. Giáo lý nhà Phật đã có nhiều đóng góp cho việc thực hiện bình đẳng giới.

Bình đẳng giới vừa là thách thức vừa là yêu cầu, đòi hỏi khách quan của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam nhằm hướng đến sự phát triển bền vững. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với các chế độ khác nhau, vị trí, thân phận người phụ nữ không được coi trọng. Thân phận “hèn kém”, “yếu thế” của họ được các tôn giáo, trong đó có Phật giáo đấu tranh, bảo vệ thông qua những quan điểm và hành động cụ thể.

van-khan-quan-the-am-bo-tat.jpg
Trong Phật giáo Ấn Độ, Quan Thế Âm là một vị Phật giáo giới tính nam. Khi du nhập vào Giao Châu và vùng đất phía Nam Trung Hoa, vị Phật này - một cách tự nhiên được biến đổi sang hình tượng nữ và trở thành Phật Bà Quan Âm

 

Ngay sau khi truyền bá vào Việt Nam, Phật giáo đã có đóng góp quan trọng trong việc tác động đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của đông đảo tín đồ và quần chúng nhân dân về tinh thần yêu nước, đề cao đạo đức nhân sinh, về tinh thần nhân nghĩa, đặc biệt là về bình đẳng giới. Thông qua những lời di huấn của Đức Phật và các bậc chân tu đắc đạo, tinh thần bình đẳng giới được phát nguyện, từ đó góp phần chuyển hóa nhận thức xã hội về thân phận phụ nữ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Triết lý của Phật giáo đã đưa ra bàn bạc về bạo lực với con người (trong đó đề cập đến bạo lực giới tính) và 6 phương cách liên quan đến bạo lực giới tính (chủ yếu là bạo lực đối với phụ nữ). Đây là cách tiếp cận khác của vấn đề hướng đến bình đẳng giới. Giới luật của Phật giáo dựa trên phổ quát của nhân quả. 5 giới luật đề ra để điều chỉnh cuộc sống của người dân, trong đó có 3 giới luật rất quan trọng cho phòng ngừa bạo lực giới tính trong xã hội (hướng đến bình đẳng giới): “Tôi giữ giới không phát sinh”, “Tôi giữ giới không tà dâm”, “Tôi giữ giới không dùng chất làm say hay ma túy”.

 

phat-tu.jpg
Phụ nữ bình đẳng khi đến với các hoạt động của Phật giáo

 

Trong kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt trong Trường bộ kinh của Đức Phật đã đề ra trật tự xã hội khi giải thích sâu về 6 phương hướng: Đông, Nam, Tây, Bắc và hướng dưới, hướng dân tương ứng với các mối quan hệ ứng xử với nhau như thế nào giữa: Cha mẹ - con cái, học trò - thầy giáo, chồng - vợ, bạn bè, người chủ -người lao động, cư sĩ - nhà sư.

Theo Đức Phật, việc tôn trọng 6 hướng thể hiện giá trị đạo đức trong cuộc sống hàng ngày, thể hiện trật tự gia đình và xã hội Đạo đức Phật giáo thấm nhuần một tinh thần bình đẳng trong gia đình và xã hội. Không lớp người nào chỉ có quyền lợi mà không có bổn phận. Đặc biệt, 6 hướng trên đã bày tỏ bình đẳng, tự do và quyền cơ bản của người phụ nữ.

Ngay từ những năm tháng đầu tiên của đạo Phật trên đất Việt cổ, bóng dáng người phụ nữ đã in rất đậm, vai trò của người phụ nữ đã trở thành yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên sắc thái riêng của nền văn hóa Việt Nam nói chung, Phật giáo nói riêng. Điều này được thể hiện rõ qua hình tượng người phụ nữ trong Phật giáo Việt Nam và phụ nữ với Phật giáo trong văn hóa Việt Nam.

 

Đa dạng “nữ tính hóa” trong Phật giáo Việt Nam

Trong Phật giáo Việt Nam, hiện tượng “nữ tính hóa” cũng diễn ra hết sức đa dạng. Trong Phật giáo Ấn Độ, quan thế âm là một vị Phật giáo giới tính nam. Khi du nhập vào Giao Châu và vùng đất phía Nam Trung Hoa thì vị Phật này - một cách tự nhiên được biến đổi sang hình tượng nữ và trở thành Phật Bà Quan Âm hay Quan Thế Âm Bồ tát. Tín ngưỡng của cư dân Bách Việt mang nhiều nét chung của cư dân Đông Nam Á, rất gần gũi với tín ngưỡng của người Việt cổ, trong đó có sự tôn thờ Người mẹ xứ sở - một biểu hiện của “Nguyên lý Mẹ” trong văn hóa bản địa. Các pho tượng Phật trong chùa Việt đều có gương mặt đầy đặn, đôn hậu, thiên về tính nữ cũng là một biểu hiện của khuynh hướng “nữ tính hóa”.

 

chua-linh-ung2-1.jpg
Tượng Phật Bà Quan Âm ở Chùa Linh Ứng (Đà Nẵng)

 

Bồ tát Quan Thế Âm được người Việt gọi giản dị là “Phật Bà”, hiện thân của đức từ bi, cứu khổ, cứu nạn, phổ độ chúng sinh, mà người phụ nữ là đau khổ nhất, cần cứu vớt nhất. “Phật Bà” cũng là hiện thân của người “Mẹ hiền”, của tình mẫu tử thiêng liêng.

Hiện tượng Bà Chúa Xứ thờ ở núi Sam (Châu Đốc, An Giang) cũng là một minh chứng cho xu hướng “Nữ tính hóa”. Tượng Bà cũng là một nam thần, khi phát hiện pho tượng, người dân đã đưa về thờ và tô điểm theo sở nguyện của mình để trở thành “Bà Chúa xứ” - người Mẹ xứ sở thiêng liêng của cả vùng Nam Bộ. Trong tâm thức dân gian, “Bà Chúa Xứ” cũng được coi như một “Phật Bà Quan Âm”. Truyền thuyết kể về cuộc đời, công trạng của Bà gắn liền với các hoạt động “hộ quốc, an dân”.

 

h01-tuong-ba-noi-chinh-dien.jpg
Tượng Bà Chúa Xứ thờ ở núi Sam (Châu Đốc, An Giang)

 

Trong Phật giáo Việt Nam còn xuất hiện nhiều hình tượng như Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Tống Tử, Bà Chúa Ba chùa Hương đều là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát để cứu hộ chúng sinh. Với nhân dân, họ là hình tượng tiêu biểu của những người vợ dịu hiềnm chịu thương, chịu khó, nhẫn nại và hy sinh như Thị Kính; người con gái hiếu thảo hết lòng yêu thương cha mẹ như Bà Chúa Ba, đức hy sinh cao cả của họ đã lay động cả Thần, Phật, đất trời. Phải chăng, dân gian đã mượn hình tượng Quan Thế Âm Bồ tát để nói lên khát vọng được thấu hiểu và cứu vớt của những người phụ nữ khổ đau trong xã hội cũng như khẳng định phẩm hạnh đáng trân trọng của họ.

Vào trong các ngôi chùa thường thấy có Ban thờ Mẫu, đây cũng là hiện tượng đặc biệt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sự hòa hợp, tiếp biến giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của cư dân bản địa.

Hình tượng phụ nữ có vai trò, dấu ấn tích cực trong du nhập và phát triển Phật giáo, chẳng hạn Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu - cô Tấm xứ Kinh Bắc, người có công chấn hưng đạo Phật thời Lý.

Hình ảnh phụ nữ còn gắn với chùa làng thân thuộc ở Việt Nam. Dân gian có câu: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” hay “Cây đa, bến nước, sân đình…”. Có thể thấy, người đàn ông chiếm lấy cái đình - gắn với quyền lực, người phụ nữ lại đến với ngôi chùa - gắn với tâm linh. Dù tọa lạc nơi nào trong thôn cùng xóm vắng, ngôi chùa luôn là một phần không thể thiếu của văn hóa làng Việt. Ngôi chùa giúp cho con người hướng tới cái đẹp và cái thiện. Đẹp về đời sống tinh thần, đẹp bởi không gian xanh mát, yên tĩnh vốn có của mỗi ngôi chùa trong các làng quê Việt Nam. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm