Những dạng thuốc tránh thai nội tiết tố khác, bao gồm dạng viên uống không gây gia tăng nguy cơ này.
Vấn đề có hay không việc dùng thuốc tránh thai nội tiết tố làm gia tăng lây nhiễm HIV được tranh cãi quyết liệt trong hơn 2 thập kỷ qua.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) phân tích các dữ liệu hiện có xét đến hậu quả việc dùng các loại thuốc tránh thai nội tiết tố được kê toa nhiều nhất (thuốc tránh thai kết hợp estrogen-progesterone dạng uống, thuốc tránh thai chỉ chứa progestin, thuốc tiêm DMPA và norethisterone enanthate) về nguy cơ nhiễm HIV.
Cụ thể, các chuyên gia đã phân tích 12 nghiên cứu ở châu Phi vùng cận Sahara, liên quan đến 39.560 phụ nữ. Kết quả cho thấy, việc dùng DMPA khiến phụ nữ bị tăng nguy cơ nhiễm HIV lên đến 40%, so với phụ nữ dùng các phương pháp tránh thai khác hoặc không dùng phương pháp nào.
Cụ thể, các chuyên gia đã phân tích 12 nghiên cứu ở châu Phi vùng cận Sahara, liên quan đến 39.560 phụ nữ. Kết quả cho thấy, việc dùng DMPA khiến phụ nữ bị tăng nguy cơ nhiễm HIV lên đến 40%, so với phụ nữ dùng các phương pháp tránh thai khác hoặc không dùng phương pháp nào.
Có hay không việc dùng thuốc tránh thai nội tiết tố làm gia tăng lây nhiễm HIV |
Cũng nghiên cứu về việc dùng thuốc tránh thai với nguy cơ nhiễm HIV, tác giả Charles Morrison, một chuyên gia thuộc Tổ chức sức khỏe gia đình quốc tế và cộng sự có bài đăng tải trên tờ Plos Medecine cho biết, phụ nữ dùng DMPA (thuốc tránh thai chứa progestin dạng tiêm) liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiễm HIV. Trong khi dùng thuốc tránh thai dạng tiêm chứa progestin khác (norethisterone enanthate) hay thuốc tránh thai kết hợp ở dạng uống lại không có nguy cơ này.
Charles Morrison và cộng sự đã phân tích 18 nghiên cứu, ở trên 37.124 phụ nữ tuổi 15-49, sống ở châu Phi vùng cận Sahara, về việc dùng thuốc tránh thai và nguy cơ nhiễm HIV. Theo nghiên cứu, phụ nữ dùng DMPA có đến 50% khả năng nhiễm HIV so với phụ nữ không dùng thuốc tránh thai.
Đi tìm nguyên nhân
Tại sao lại có sự khác biệt về nguy cơ nhiễm HIV giữa việc dùng hay không dùng thuốc tránh thai và giữa các thuốc tránh thai khác nhau? Để trả lời câu hỏi này, PGS.TS Sản Phụ khoa Raina Fichorova, tại Đại học Harvard (Boston, Mỹ) cùng cộng sự đã vào cuộc nghiên cứu. Công trình đã được đăng trên tờ mBio của Hội Vi khuẩn học Hoa Kỳ.
Các nhà nghiên cứu đã lấy dịch cổ tử cung từ 823 phụ nữ, trong độ tuổi 18-35, có xét nghiệm HIV âm tính tại Uganda và Zimbabwe. Các đối tượng nghiên cứu được phân thành 3 nhóm: Nhóm 1 dùng DMPA, nhóm 2 dùng thuốc tránh thai dạng uống kết hợp estrogenprogesterone và nhóm 3 không dùng thuốc tránh thai. Trong mỗi nhóm, các nhà nghiên cứu tiến hành so sánh kết quả ở phụ nữ có một môi trường âm đạo khỏe mạnh (âm đạo chủ yếu có loại vi khuẩn Lactobacillus và không bị viêm âm đạo do vi khuẩn), với phụ nữ có hệ vi sinh vật âm đạo bị xáo trộn hoặc âm đạo bị nhiễm vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng.
Sau đó, các tác giả xem có phải phụ nữ dùng DMPA hay dùng thuốc tránh thai đường uống có nguy cơ cao vì những thay đổi miễn dịch làm gia tăng nhạy cảm với nhiễm HIV hơn so với phụ nữ không dùng thuốc tránh thai. Nhóm nghiên cứu phát hiện, việc dùng DMPA có liên quan đến sự gia tăng các thay đổi về miễn dịch, khiến người trong cuộc dễ bị nhiễm trùng âm đạo, tăng nguy cơ mắc một số bệnh khác.
Ví dụ, khi phụ nữ bị bệnh herpes hay vi sinh vật cư trú ở âm đạo bị xáo trộn, nếu dùng DMPA (làm tăng thêm sự ức chế miễn dịch) thì dễ bị tăng lượng protein thu hút tế bào HIV. Tình trạng đáp ứng viêm nhiễm này làm gia tăng lây nhiễm, lây truyền virus HIV.
Theo các chuyên gia, từ những nghiên cứu trên, phụ nữ nên tham khảo thông tin về thuốc tránh thai để có sự chọn lựa phù hợp trước khi sử dụng. Tuy nhiên, biện pháp ngừa lây nhiễm HIV hiệu quả nhất là quan hệ tình dục an toàn, không tiêm chích ma túy...
Theo thống kê, thế giới có khoảng 144 triệu phụ nữ dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, trong đó 41 triệu phụ nữ dùng thuốc ở dạng tiêm và 103 triệu phụ nữ dùng dạng uống. |