Phụ nữ Hồi giáo trẻ phá bỏ định kiến

28/04/2016 - 08:11
Họ là những người tiên phong trong việc đề cập đến các vấn đề từ hẹn hò cho đến sức khỏe phụ nữ, bất kể điều gì mà người ta vẫn thường gạt đi trong cộng đồng Hồi giáo.

Laila Alawa, một trong những người phụ nữ đầu tiên dám đứng lên vì nữ quyền của phụ nữ Hồi giáo đã từng chỉ là một thiếu nữ ở Postsdam New York, khi cô trông thấy một chàng trai mặc chiếc áo phông có khẩu hiệu: “Giết hết bọn chúng và để Thánh Allah chăm sóc chúng.”, cô đã hy vọng hai người em gái sinh đôi 6 tuổi của mình không đọc được nó. Laila Alawa đã bắt đầu đeo khăn trùm đầu từ khi cô lên 10, một năm sau thảm họa khủng bố 11/9. Khi đi trên phố, cô thường phải chịu đựng những ánh mắt dè bỉu và những câu nói mỉa mai rằng cô nên quay trở về Iraq, thậm chí có người còn gọi cô là khủng bố.

Alawa thường bị coi là người ngoài ở bất cứ nơi đâu mà cô đặt chân đến. Cô được sinh ra tại Đan Mạch, gia đình cô di chuyển thường xuyên. Khi còn nhỏ, cô từng bị từ chối ở rất nhiều trường học và cuối cùng mẹ cô quyết định cho cô học tại nhà. Cô nói rằng: “Tôi đã lập một lời thề khi tôi 13 tuổi rằng khi tôi lớn lên, tôi sẽ đảm bảo không có một cô gái hay người phụ nữ nào cảm thấy bị xa lánh như vậy nữa.”.

nhung-nguoi-phu-nu-hoi-giao-chong-lai-dinh-kien-1.jpg
Laila Alawa bên phải. Amani Al-Khatahtbeh bên trái.

Và hiện tại, ở tuổi 24 và đang sống tại Washington DC, Alawa đang thực hiện rất tốt lời hứa của mình khi cô là tác giả của trang web ‘The Tempest’ về nữ quyền của phụ nữ Hồi giáo. Ban đầu, trang web được sáng tạo ra nhằm mục đích đăng các bài luận cá nhân và xã luận ủng hộ bình đẳng giới và dân tộc. Alawa chia sẻ rằng: “Công việc của cô với The Tempest là xóa bỏ bất kỳ sự từ chối quyết liệt hay sự im lặng nào của phụ nữ.”

Alawa là một trong số rất ít các phụ nữ Hồi giáo trẻ tuổi đang cố gắng thay đổi cách nhìn nhận của truyền thông Mỹ rằng người Hồi giáo nào cũng là khủng bố dù đó là nam hay nữ. Một con số thống kê mới đây cho thấy, tại Mỹ có đến 3,3 triệu người Hồi giáo và đến năm 2050, con số này thậm chí có thể tăng lên gấp đôi, và một phần đáng kể trong đó là phụ nữ. Alawa và các đồng nghiệp của mình tại các tổ chức như MuslimGirl, MissMuslim hay GoodMuslimBadMuslim đang sử dụng các ấn phẩm của họ để đề cập đến các vấn đề mà trước giờ vẫn bị cho là điều cấm kỵ trong cộng đồng Hồi giáo khiến cho phụ nữ trong cộng đồng này luôn bị đối xử một cách thiếu công bằng, chẳng hạn như hẹ hò, đức tin, trang điểm, âm nhạc, các vấn đề liên quan đến cơ thể, gia đình và chính trị.

Một cá nhân khác cũng rất nổi bật trong cộng đồng phụ nữ Hồi giáo tại Mỹ đó là cô Amani Al-Khatahtbeh, 23 tuổi. Mới đây, cô đã được tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 30 gương mặt người trẻ tuổi thành công trong danh sách ‘30 Under 30’. Cô đã phát động hội những cô cái Hồi giáo ở tường trung học với cái tên LiveJournal: “Chúng tôi muốn một nơi để nói về những điều mà có thể bị cho là quá xấu hổ, như bị bắt nặt ở trường, quá khứ của chúng tôi, và để loại bỏ định kiến thông qua tinh thần chị em trong cùng tín ngưỡng.”. Chỉ trong 5 ngày đầu tiên, cộng đồng LiveJournal của cô đã thu hút sự tham gia của một nghìn cô gái.

Năm 2009, cô đã mua một tên miền, tạo ra một trang web chính thức tại New York với 5 nhân viên chính thức và hơn 50 nhà văn tự do. Al-Khatahtbeh chia sẻ rằng: “Chúng tôi đã không có một chỗ đứng nào, vì vậy chúng tôi tự xây dựng lên chỗ đứng cho mình và bất cứ ai cũng có thể tham gia cùng chúng tôi. Mục tiêu của chúng tôi là trở thành nhà mạng truyền thông chính thống đầu tiên được lập bởi và dành cho phụ nữ Hồi giáo.”

New York-based MissMuslim là một trang web mới được thành lập trong nhóm các trang web dành cho phụ nữ Hồi giáo, nó mới được đưa vào hoạt động vào ngày 29/2 năm nay. Người đồng sáng lập ra trang web này là cô Jenan Matari nói rằng cô thích chia sẻ về những chủ đề bị kỳ thị trong thế giới Hồi giáo như quyết định không đeo khăn trùm đầu. Đây đồng thời cũng là chủ đề của một bài xã luận gần đây được một nhà đồng sáng lập Mehar Rizvi đăng tải: “Thật là tai hại khi đắm chìm cả một tôn giáo với lịch sử đồ sộ và làm giảm ý nghĩa của tôn giáo khi không quan tâm đến cái gì ngoài một mảnh vải. Hồi giáo là ở trong tâm hồn.”

nhung-nguoi-phu-nu-hoi-giao-chong-lai-dinh-kien-2.jpg
 Zahra Noorbakhsh và Tanzila Ahmed bên trái cũng là hai người phụ nữ tham gia tích cực vào phong trào của phụ nữ Hồi giáo tại Mỹ. Jenan Matari trong ảnh bên phải.

Mặc dù số lượng người Hồi giáo trẻ tuổi tại Mỹ tăng theo cấp số nhân, vậy nhưng sự phổ biến của các trang web này lại chưa tương xứng với tỷ lệ đó. Những người phụ nữ Hồi giáo vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với chúng. Họ thường nói rằng họ không nghĩ nền tảng này là đủ lớn mạnh để họ tham gia cũng như để đầu tư kinh phí. Cho đến nay, trang web ‘The Tempest của Alawa  mới chỉ nhận được một nguồn tài trợ duy nhất trị giá 10.000 USD từ một nhà tài trợ giấu tên.

Trên thực tế, Al-Khatahtbeh và Alawa hiện đang phải điều hành các trang web của mình với ngân sách vô cùng eo hẹp được tích lũy từ những chiến dịch gây quỹ quần chúng thành công. Tất cả các trang web đều lên kế hoạch ra mắt và kêu gọi các đối tác quảng cáo để giúp trang trải chi phí, thế nhưng những kế hoạch này đến nay vẫn chưa được thực hiện.

Ngay sau vấn đề khó khăn hàng đầu về tài chính là các vấn đề về những bình luận, những cảm xúc tiêu cực từ cộng đồng mạng. Al-Khatahtbeh chia sẻ rằng: “Những điều mà mọi người nói với chúng tôi, nó rất mất tính người. Nhưng nó càng khiến cho mục đích công việc của chúng tôi trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.”. Mặc dù những khó khăn hiển hiện, tất cả những người đứng đầu phong trào của phụ nữ Hồi giáo như Al-Khatahtbeh vẫn đang không ngừng nỗ lực kéo những người phụ nữ hồi giáo khác về phía họ.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm