Quá khứ nghề hát trong bộ ảnh cực 'chất'

26/01/2016 - 13:10
Ca sĩ Minh Thu - 'người tình' trong âm nhạc của nhạc sĩ Phó Đức Phương vừa tung ra bộ ảnh tái hiện các loại hình nghệ thuật như xẩm, chèo, ca trù được thể hiện sát với ảnh tư liệu gốc.
Thịnh hành từ thế kỉ 15,ca trù cung đình được quý tộc và trí thức xưa yêu thích. Ngày nay, dù nhiều đổi khác nhưng ca trù vẫn có chỗ đứng riêng trong làng ca múa nhạc Việt Nam và được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp
Từ khi ra đời cho đến giữa thế kỉ 20, xẩm thường được những người khiếm thị dùng làm nghề mưu sinh nhưng ngày nay, hát xẩm được coi là một loại hình nghệ thuật biểu diễn cần được khôi phục và bảo tồn
 Hình ảnh cô gái đội nón quai thao với “quần lĩnh áo the mới” làm người ta mường tượng ra không khí nhộn nhịp, vui tươi của mùa xuân. Đây không chỉ là "đặc sản" của vùng đất Kinh Bắc mà còn là còn là nét văn hoá độc đáo mỗi khi nhắc đến Việt Nam.
Từ khi xuất hiện từ thế kỷ X tới nay, chèo mang tính quần chúng và được coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Chèo được ví là loại hình sân khấu truyền thống tiêu biểu của Việt Nam, sánh ngang với kinh kịch của Trung Quốc và kịch nô của Nhật Bản.
Thời kỳ đầu tân nhạc Việt Nam (khoảng năm 1928-1945), các nhạc sĩ nổi tiếng thường đưa nét dân ca vào trong tân nhạc. Trong phong trào sáng tác ấy, cố nhạc sĩ Phạm Duy nổi lên như một tên tuổi lớn và các sáng tác của ông còn được phổ biến đến ngày nay.
Nhạc bolero (hay còn gọi là nhạc xưa) xuất hiện và phổ biến từ năm 1950 đến nay. Nó gắn liền với nhiều tên tuổi nổi tiếng sau này như: Khánh Ly, Thái Thanh, Lệ Thu... Đặc biệt là vài năm trở lại đây, nhạc bolero gần như bùng nổ trở lại và được nhiều tầng lớp khán giả yêu mến. Cũng từ đó, nhiều ca sĩ trẻ lựa chọn đi theo thể loại nhạc này.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm