Cây ngô đồng có tên khoa học là Hura crepitans, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Ngoài ra, dân gian còn gọi bằng những tên khác là cây ba đậu tây hoặc vông đồng.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, cây ngô đồng cao từ 3 đến 6m, cành nhẵn, lá mọc so le nguyên hình trứng đầu nhọn mép có răng cưa, một số lá màu đỏ nâu. Hoa cây ngô đồng mọc thành chùm, quả nang, nhẵn, ngoài có vỏ cứng, khi chín tách ra. Hạt có hình trứng, mờ, màu nâu xám.
Trong Đông y, vỏ ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu.
Trong cây ngô đồng thì nhựa và hạt của cây chứa chất dầu, có độc. Độc tố chính có trong cây ngô đồng là chất curcin gây bệnh ở đường tiêu hóa, gan. Nếu trẻ ăn phải hạt cây ngô đồng sẽ bị bỏng rát ở họng, đau bụng, ói, tiêu chảy. Khi đã bị ngộ độc nặng sẽ xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tim mạch, ức chế hệ thần kinh trung ương. Vì vây, để hạn chế độc tố của hạt ngô đồng, các lương y phải ép bỏ hết dầu đi mới dùng và thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (khoa Nhi, BV Bạch Mai), khi trẻ ăn phải hạt ngô đồng và có biểu hiện ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy thì người thân cần lập tức dùng mọi biện pháp làm trẻ nôn ra.
Trong khi trẻ nôn, cần để đầu nghiêng về một bên và dùng khăn lau sạch các chất dịch, đàm nhớt. Cho trẻ uống một cốc nước ấm (có thể pha chút muối) rồi tiếp tục để trẻ nôn, sau đó đưa trẻ bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Trước đó, ngày 20/4, gần 40 học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú - THCS huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã bị ngộ độc sau khi ăn quả ngô đồng do tưởng là quả óc chó. Sau khi được các bác sĩ cấp cứu, đến chiều ngày 22/4, tất cả số học sinh trên đã được xuất viện.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, cây ngô đồng cao từ 3 đến 6m, cành nhẵn, lá mọc so le nguyên hình trứng đầu nhọn mép có răng cưa, một số lá màu đỏ nâu. Hoa cây ngô đồng mọc thành chùm, quả nang, nhẵn, ngoài có vỏ cứng, khi chín tách ra. Hạt có hình trứng, mờ, màu nâu xám.
Trong Đông y, vỏ ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu.
Bác sĩ thăm khám cho học sinh ở Nghệ An bị ngộ độc do ăn quả ngô đồng |
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (khoa Nhi, BV Bạch Mai), khi trẻ ăn phải hạt ngô đồng và có biểu hiện ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy thì người thân cần lập tức dùng mọi biện pháp làm trẻ nôn ra.
Trong khi trẻ nôn, cần để đầu nghiêng về một bên và dùng khăn lau sạch các chất dịch, đàm nhớt. Cho trẻ uống một cốc nước ấm (có thể pha chút muối) rồi tiếp tục để trẻ nôn, sau đó đưa trẻ bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Quả ngô đồng |
Cách đây ít hôm, ngày 10/4, 13 học sinh Trường tiểu học Tân Giang (TP Hà Tĩnh) cũng phải nhập viện cấp cứu với các triệu chứng như vã mồ hôi, đau đầu, đau bụng, nôn ói... do ăn hạt của trái ngô đồng. Sau khi được các bác sĩ cấp cứu, tất cả các em được xuất viện.
Trước tình trạng ngộ độc do ăn hạt ngô đồng trong thời gian qua, ngày 22/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị các cơ sở giáo dục trong cả nước loại bỏ ngay cây ngô đồng trong khuôn viên. Đồng thời, không trồng các loài cây, hoa có chứa các hợp chất gây độc, trong đó có cây ngô đồng.
Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị các địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục kiến thức về an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm cho học sinh. Đặc biệt, tuyên truyền để các học sinh tuyệt đối không sử dụng bất kỳ bộ phận của cây, hoa chứa các hợp chất gây độc hoặc nghi ngờ để ăn uống.