Đến chiều 21/3, hành khách đi từ Bắc vào Nam mua vé về Ga Sài Gòn vẫn được chuyển tải miễn phí bằng ôtô đến TP.HCM và ngược lại. Do lượng khách đổ về đông nên ngành đường sắt đã tăng cường nhân viên xuống Ga Biên Hòa.
Ngành Đường sắt đã chủ động điều nhân viên từ nhiều nhà ga khác nhau về hỗ trợ Ga Biên Hòa. Các nhân viên có nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng vận chuyện đồ đạc. Hàng chục hành khách đang chờ tàu tại nhà Ga Sài Gòn. Vì là lý do bất khả kháng nên đa số hành khách hợp tác với ngành Đường sắt.Từ lúc cầu Ghềnh sập đến thời điểm này, ga Biên Hòa đã trung chuyển, hỗ trợ cho hơn 3.500 lượt hành khách và trên 1.000 tấn hàng hóa. Tuy nhiên, cũng có không ít hành khách, đa phần là người lớn tuổi, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ tỏ ra mệt mỏi khi phải di chuyển từ Ga Sài Gòn về Ga Biên Hòa bằng ô tô.Một nhân viên đường sắt hỗ trợ hành khách lên tàu. Lực lượng cảnh sát trật tự, CSGT Công an Đồng Nai cũng có mặt tại Ga Biên Hòa để đảm bảo an ninh trật tự, điều tiết giao thông tại khu vực.Bà Phạm Thị Thanh Hòa, Giám đốc Kinh doanh và Vận tải đường sắt Ga Biên Hòa cho biết, trong thời gian tới, khách từ Ga Sài Gòn sẽ đi tàu đến Ga Sóng Thần (Bình Dương) rồi chuyển sang ôtô đến Ga Biên Hòa đi tàu đến các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Khách từ các ga miền Bắc, miền Trung sẽ đi tàu đến Ga Biên Hòa rồi chuyển sang ôtô đến Ga Sóng Thần để tiếp tục đi tàu đến Ga Sài Gòn.Sau khi xuống tàu tại Ga Biên Hòa, các hành khách về Ga Sài Gòn được vận chuyển miễn phí bằng xe ô tô. Trong cuộc họp diễn ra vào ngày 21/3 liên quan đến kế hoạch khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường yêu cầu các đơn vị chọn phương án xây 2 trụ và dầm mới đồng thời nâng cao độ tĩnh không lên 6m. Đến ngày 15-7 phải đưa cầu Ghềnh vào hoạt động và thông tuyến đường sắt.Hành khách đi tàu tuyến Bắc Nam những ngày này rất mệt mỏi vì phải trải qua chặng đường "tăng bo" vượt cầu Ghềnh.