Sự hối tiếc có thể khiến bạn bị tâm thần

06/07/2019 - 07:35
Hầu như ai trong chúng ta đều trải qua cảm giác của sự hối tiếc. Nếu bạn không biết cách vượt qua mà cứ chìm đắm trong sự hối tiếc thì có thể đây sẽ là con đường dẫn bạn tới bệnh viện tâm thần.
tam-than.jpg

 

Sự hối tiếc có thể hủy hoại bản thân

T. là một nhân viên ngân hàng đang ở tuổi 50. Ông đã làm việc 7 ngày mỗi tuần trong suốt 25 năm qua và do đó T. trở nên giàu có. Tuy vậy, khi ở đỉnh cao sự nghiệp, ông ta nhìn nhận lại mọi việc xung quanh mình và nhận ra rằng ông đã hoàn toàn bỏ rơi gia đình mình chừng ấy năm. Kết quả là, gia đình đã từ chối ông. Điều đó khiến cho ông cảm thấy thực sự hối tiếc. Sự hối tiếc mà ông phải chịu đừng cứ lớn dần và đã ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe tâm thần. Thế nên cứ mỗi chủ nhật, những cơn hoảng loạn lại diễn ra.

Ông T. là một bệnh nhân của nhà phân tâm học David Morgan, công tác tại Viện Phân tâm học (Anh). David Morgan đã dành nhiều năm giúp bệnh nhân trên tìm ra lý do khiến ông làm việc cật lực đến mức lờ đi các con của mình (ông đã xin được giấu tên và đồng ý cho Morgan lấy trường hợp ông làm ví dụ).

Sự thôi thúc phải trở nên giàu hơn những người khác bắt nguồn từ những năm tháng đầu đời của ông, khi mà bố mẹ ông gần chết vì đói trong Cơn sốt tìm vàng ở California (Mỹ). Từ đó, ông hành động một cách vô ý thức với mục tiêu vượt qua sự nghèo khó của tuổi thơ mà gần như không quan tâm đến những yếu tố khác. Đến khi mục đích của ông đạt được và ông quay trở lại tìm kiếm những giá trị khác thì dường như đã quá muộn. Điều đó khiến ông cảm thấy tội lỗi và trong ông luôn bị sự hối tiếc ám ảnh.

Theo nhà phân tâm học David Morgan, sự hối tiếc có thể trở nên ám ảnh và nó có thể hủy hoại cuộc sống của con người. “Chúng ta có thể thấy chúng xung quanh cuộc sống thường ngày của chúng ta, từ người đàn ông không thể tha thứ cho bản thân mình vì đã không chung thủy với người yêu đầu tiên nên đã không có một mối quan hệ thật sự nào trong suốt 30 năm. Hay đó là người phụ nữ luôn trách bản thân vì đã ly hôn thay vì có con với chồng cũ của mình nên đã không thể tìm thấy hạnh phúc hiện tại…”, David Morgan nói.

Theo David Morgan, đã có nhiều trường hợp đã tìm đến bác sĩ trị liệu vì họ cảm thấy bị ảnh hướng quá nhiều bởi những hối tiếc. Nhiều bệnh nhân tìm đến trung tâm điều trị của ông trong hoang tưởng và cảm thấy bị tra tấn kiểu như: “Trời ơi, tôi thật tệ, thật ghê tởm”…

Theo David Morgan, sự hối tiếc này thực chất là tự tra tấn về tinh thần và nó có thể làm tổn thương hệ thần kinh của con người. Nó rất mệt mỏi và hút cạn mọi niềm vui và sự thỏa mãn ra khỏi cuộc đời và làm người cảm thấy hối hận như bị kẹt lại, luôn nhìn về phía sau và không thể tiến lên trong cuộc sống.

Những rào cản vô hình

Nhà trị liệu hành vi nhận thức Windy Dryden chia sẻ rằng khi ai đó bị kẹt trong vòng xoáy của sự hối tiếc thì đặc trưng của nó là dường như chỉ có thể đổ lỗi cho bản thân mà không nhìn nhận đến các nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh. Trong trường hợp này, sự hối tiếc càng trở nên nguy hiểm hơn.

Điển hình của sự hối tiếc kiểu này là luôn tìm kiếm điều gì đó an toàn hơn là tiếp xúc cởi mở hơn với thế giới. Điều này có thể giúp họ thoát khỏi những nỗi đau nhưng cũng làm mất đi của họ nhiều cơ hội.

Catriona Wrottesley, một nhà trị liệu tâm lý phân tâm học cho các cặp đôi tại Tavistock Relationships London (Anh), nói rằng sự hối tiếc có thể sử dụng như “một lớp bảo vệ khỏi yêu đương”.

Cô miêu tả một tình huống giả tưởng là trường hợp một người phụ nữ tên là Amy. Sau khi rời khỏi một cuộc hôn nhân dài, bám lấy sự hối tiếc về việc đã cưới khi còn quá trẻ và ở lại quá lâu, Amy quyết định không lựa chọn sai lầm lần sau nữa. Sẵn sàng để có một khởi đầu mới, cô đăng ký tài khoản ở nhiều trang web hẹn hò trực tuyến và bắt đầu những cuộc hẹn của mình. Dù có nhiều người muốn những cuộc hẹn kế tiếp nhưng luôn có gì đó ở họ khiến Amy ấy cảm thấy không chắc chắn. “Cô từng rất quan tâm đến việc bắt đầu một mối quan hệ đúng đắn nhưng, một cách vô thức, cô đang làm tất cả những gì cô có thể để ngăn cô khỏi tất cả chúng, vì cô thấy sợ với sự thất vọng triền miên và sự tổn thường mà cô đã chịu đựng”, Catriona Wrottesley giải thích.

Amy đang ở trong nguy cơ rơi vào một cái bẫy: Nếu bạn tránh làm bất cứ thứ gì có thể sẽ làm bạn hối tiếc sau này thì khi xảy ra điều gì không như ý sẽ dễ dẫn tới sự hối tiếc nhiều nhất.

tam-than1.jpg

 

Giải pháp nào cho sự hối tiếc?

Theo các nhà tâm lý học, như trường hợp của Amy, một khi có thể cho phép bản thân mắc sai lầm, cô sẽ vượt qua được cuộc hẹn đầu tiên, dù cho chưa chắc rằng người đó có phù hợp không. Đây là cách duy nhất cô có thể biết được cô thích và không thích ai. Sự mở lòng này sẽ là bước khởi đầu để dần xóa đi những sai lầm và hối tiếc đang đeo bám bản thân.

“Đó không phải là một điều dễ để làm nhưng với sự luyện tập, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn, vì chúng ta càng cho phép ta sai, nếu ta học hỏi từ chúng thì rồi ta cũng sẽ ít mắc sai hơn”, Wrottesley nói.

Bên cạnh những tác động tiêu cực của sự hối tiếc lên thần kinh thì chính sự ăn năn lại giúp con người ý thức được hành vi của mình tốt hơn.

Theo nhà phân tâm học Morgan: “Ăn năn bao gồm cái nhìn sâu sắc vào những gì một người đã gây ra cho những người khác. Đó là sự bắt đầu của việc có ý thức với hành vi và muốn làm gì đó khác”.

Cần những gì để chuyển từ sử dụng sự hối tiếc như cái gậy để giúp chính người đó tiến tới một tương lai tốt đẹp hơn. “Có một xu hướng cho rằng con đường mình không chọn tốt hơn con đường mình chọn”. Trên thực tế có thể đúng như vậy nhưng rõ ràng là bạn không có cách nào để kiểm chứng suy nghĩ đó. Nếu như bạn cứ chìm đắm vào việc cho rằng con đường không chọn tốt hơn con đường đã chọn thì đây là sự hối tiếc độc hại.

Tuy nhiên, khi rơi vào hoàn cảnh đó, nếu bạn biết chấp nhận bản thân và cho rằng thời điểm đó bạn ra quyết định dựa trên những thông tin chỉ có như vậy thì sẽ dẫn bạn đến ăn năn và trang bị thêm cho bạn những kiến thức. “Ví dụ, với dầu gan cá, dù không có hương vị ngon nhưng sẽ bổ dưỡng. Điều đó cho thấy sự chấp nhận, dù sự thật có khó tiếp nhận, có thể sẽ tốt hơn nếu lựa chọn khác nhưng bạn chỉ có lựa chọn như vậy vào hoàn cảnh đó”, Dryden phân tích.

Theo nhà phân tâm học Dryden, quá trình này có thể nhanh gọn với người này nhưng lại rất khó khăn với người khác.

Theo các nhà phân tâm học, nếu con người không có sự hối tiếc và ăn năn thì sẽ dẫn đến những hành vi mang tính hủy hoại nhưng nếu cứ chìm đắm trong sự hối tiếc thì cũng là con đường dẫn người đó tới bệnh viện tâm thần.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm