Tiến sĩ Mark Weston cho biết hiện nay, tỷ lệ ly hôn ở Mỹ đang ở con số khoảng 40%, trong số đó có tới 15% ly hôn trong 8 năm đầu của cuộc hôn nhân với rất nhiều cuộc cãi vã xung đột liên quan đến tài chính (như nợ nần, mất việc, mức thu nhập không tương xứng, thói quen chi tiêu…).
Khi tham vấn, tôi giúp họ định vị được họ thuộc dạng cặp đôi nào thì sẽ chỉ ra đâu là thuận lợi và khó khăn của mỗi dạng cặp đôi này và cần nhấn mạnh không có sự đúng - sai ở mỗi dạng này. Khi tham vấn, tôi cũng phân tích cho cặp đôi hiểu rằng việc tập trung tích lũy nhiều tiền hơn không mang lại sự hạnh phúc và đầy đủ cho đời sống lứa đôi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các cặp đôi ở tất cả các mức độ thu nhập đều có thể xảy ra sự bất đồng, mâu thuẫn về tiền bạc. Bất kể cặp đôi đó, dù giàu có hay có mức thu nhập thấp đều có khoảng 65% là bất đồng trong quan điểm lựa chọn ưu tiên chi tiêu.
Bởi lẽ, hiện ở Mỹ, có một vấn đề lớn mà nhiều gia đình thường xuyên gặp phải đó là nợ. Nhiều người vợ hoặc chồng trung bình mắc nợ ít nhất 20.000 USD từ thẻ visa. Nếu họ không có được sự thỏa thuận, đồng tình với nhau về cách tiêu tiền thì món nợ này rất dễ trở thành vấn đề lớn, tạo ra những gánh nặng, xung đột trong hôn nhân…
Trước câu hỏi trên, theo Tiến sĩ Mark Weston: “Khi tham vấn cho các cặp đôi trước khi kết hôn, nhà tham vấn hãy hỗ trợ họ cách quản lý tài chính, trong đó có 3 điều quan trọng là: Đưa ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; lên ngân sách và giúp họ hiểu được ý nghĩa của tiền bạc. Với việc lên kế hoạch, cặp đôi cần có những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, trong đó ngắn hạn có thể là đi nghỉ mát, sau đó là mua ô tô và dài hạn có thể là mua nhà, tiền nghỉ hưu…
Sau đó, yêu cầu họ phải có kế hoạch bảng ngân sách, dự tính ngân sách tài khoản thu, chi - trong tổng khoản thu, bao nhiêu % sẽ dùng để trả tiền nhà ở, bao nhiêu % sẽ trả cho quần áo, trang sức, bao nhiêu % là dành cho tiết kiệm? bao nhiêu là dành cho vui chơi giải trí….
Ngoài ra, nhà tham vấn cũng cần có một bài test để giúp các cặp đôi hiểu được ý nghĩa của tiền bạc đối với bản thân là gì với những câu hỏi về sự “rất không đồng ý”, “không đồng ý”, “chưa quyết định được”, “đồng ý”, “rất đồng ý” về việc: “Bạn có ngưỡng mộ những người có tài chính vững mạnh?”, “Khi mua những món hàng lớn, bạn có thường cân nhắc tới việc người khác nghĩ gì về sự lựa chọn của bạn?”, “Có tiền tiết kiệm là rất quan trọng với bạn”, “Bạn thà gửi thêm tiền vào ngân hàng còn hơn là mua những món đồ mới”, “Bạn thích đầu tư an toàn với lợi tức vừa phải hơn so với đầu tư rủi ro mà cho lợi nhuận cao”, “Bạn thực sự yêu thích sự mua sắm”, “Người nào điều khiển được cái ví là người có quyền”, “Một trong những công dụng quan trọng của tiền bạc là gây ảnh hưởng tới người khác”…
Bằng việc căn cứ vào thang điểm số cho từng câu trả lời, nhà tham vấn sẽ giúp xác định cho cặp đôi hiểu một trong hai người, ai là người coi tiền là địa vị, ai là người coi tiều là an toàn, ai coi tiền là niềm vui, ai thích dùng tiền để tạo ra sự kiểm soát… Đó cũng chính là những câu trả lời quan trọng nhất để giúp họ nhận ra điều đó (ở chính mình và ở người bạn đời) và sau đó, họ sẽ cùng nhau thỏa thuận. Nếu có sự tương đồng là điều tốt, nhưng nếu có mâu thuẫn, không tương thích với nhau thì họ cần có sự bàn bạc, thỏa thuận để vượt qua sự bất đồng”.
Tuy nhiên, trong thực tế, theo Mark Weston: “Cũng đã có những cặp đôi tìm đến tôi để tham vấn trước hôn nhân, tôi giúp họ nhận ra cả 2 quá khác biệt, không thỏa thuận được với nhau về vấn đề tài chính và tôi đã khuyên họ không nên làm đám cưới. Khi bất đồng này quá lớn mà không tìm ra cách giải quyết thì cũng không nên cùng ở một chỗ với nhau”.