Thay đổi nhận thức để giáo dục trẻ đúng cách

17/11/2019 - 20:43
Chiều nay (17/11), tại Hà Nội đã diễn ra chiến dịch Lan tỏa yêu thương do Hội đồng đội TW (TW Đoàn TNCS HCM) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển Bền vững (MSD) tổ chức.
Các trẻ em tham gia chiến dịch Lan tỏa yêu thương

 

Sự kiện nằm trong chiến dịch truyền thông “Lan tỏa yêu thương 2019- Yêu thương đẩy lùi bạo lực” do Hội đồng đội TW phối hợp với MSD, cùng văn phòng TW Đoàn miền Trung và miền Nam, Mạng lưới quản trị quyền trẻ em miền Bắc Trung Nam tổ chức trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực quản trị quyền trẻ em” do tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế (Save the Children International) tài trợ.

 

 

Chiến dịch đóng góp cho việc thực hiện chỉ tiêu 16.2 về chấm dứt các hình thức xâm hại, bạo lực, buôn bán, bóc lộc, tra tấn trẻ em trong mục tiêu số 16 của Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Việt Nam đồng thời hưởng ứng Kỷ niệm 30 năm Công ước Quyền trẻ em.

Các thông điệp xuyên suốt của Chiến dịch “Lan tỏa yêu thương- Giáo dục không bạo lực” bao gồm: #Đồng hành cùng con, #Lắng nghe tích cực, #Không đánh con, #Không quát mắng con, #Cùng con tìm giải pháp, #Giáo dục tích cực.

 

Trẻ quan tâm đến chiến dịch Lan tỏa yêu thương - Giáo dục không bạo lực

 

Chia sẻ về thông điệp sự kiện, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD cho biết: “Vì lợi ích tốt nhất của trẻ, chúng ta không chỉ nói suông mà cần phải xây dựng một môi trường an toàn, không có bạo lực, xâm hại dể trẻ em có thể lớn lên trong tình yêu thương và phát triển toàn diện. Gia đình và nhà trường là cái nôi, là môi trường đầu tiên mà trẻ em tiếp xúc, học hỏi và lớn lên - đó nhất thiết nên là môi trường an toàn trong yêu thương.

Sự kiện Lan tỏa yêu thương cũng vào dịp kỷ niệm 30 năm Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em mang ý nghĩa truyền tải những thông điệp tích cực về “Yêu thương đẩy lùi bạo lực” - các con cần được lớn lên an toàn và được yêu thương”.

 

Bà Nguyễn Phương Linh: Đừng vung tay, hãy cầm tay để lan tỏa yêu thương

 

Bà Nguyễn Phương Linh cũng nhấn mạnh, những đứa trẻ có thể trưởng thành tốt mà không cần đến các hình phạt thể chất và tinh thần hay những phương pháp giáo dục bạo lực. Và chính trẻ em cũng cần được tăng cường sự tham gia vào hoạt động này. Để đảm bảo điều đó, phụ huynh cần lắng nghe con tích cực hơn, chia sẻ những kiến thức cần thiết để trẻ chủ động lên tiếng, phòng tránh các hình thức trừng phạt thể chất, tinh thần, mọi hình thức bạo lực, xâm hại trẻ.

“Chúng ta hãy hướng đến những cách dạy con tích cực để trẻ được sống trong vòng tay yêu thương, được phát triển toàn diện, tự tin vào bản thân mình và phát huy được những tố chất, khả năng đặc biệt mà trẻ có. Đừng vung tay, hãy cầm tay để lan tỏa yêu thương”, Viện trưởng MSD cho biết.

 

Những Lầm tưởng - Sự thật trong việc giáo dục con

 

Đặc biệt, chương trình giới thiệu Thử thách 21 ngày Lan tỏa yêu thương- 21 ngày không đánh mắng con, cùng con đồng hành và tìm giải pháp để cha mẹ thực hành, giáo dục con tích cực, không sử dụng bạo lực.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm